Trong Phong thuỷ học “Huyệt” và “Điểm huyệt” là gì? Điều kiện của huyệt kết là gì? Cách tìm được một huyệt kết?

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 14 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 10/01/2024
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Huyệt trong Phong thủy nhà đất là gì? “Điểm huyệt” là gì? Hình dạng và ý nghĩa của các Huyệt 

Việc chôn cất người đã khuất được xem là một hành động hiếu thảo và không nên được coi là một việc dễ dàng. Huyệt mộ là một yếu tố rất quan trọng trong việc chôn cất, vì nó có thể ảnh hưởng đến sự yên nghỉ của người đã khuất. Bạn có biết huyệt mộ là gì và ý nghĩa của các huyệt đất trong phong thủy năm 2023 như thế nào không? Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm.

Trong Phong thuỷ học “Huyệt” là gì? 

Từ huyệt thời xa xưa chỉ khoảng không bên trên chỗ ở của người. Cũng để chỉ nơi chôn người. Cũng để chỉ nơi khí huyết lưu hành và tích tụ trong cơ thể con người. Sách “Tố vấn - Luận huyệt khỉ viết : “Tất cả có 365 huyệt”. Huyệt nói trong thuật phong thuỷ hoặc gọi là long huyệt là 3 ý nghĩa nói trên, tức là chỉ nơi đất người sống ở, và nơi chôn người chết mà nơi đất ấy có được sự hội tụ sinh khí của long mạch cũng như khí huyết ở trên cơ thể. Lưu Hy Ung 

nói: “ Huyệt là nơi gặp nhau của Sơn và Thuỷ, nơi hội tụ của Âm và Dương”. 

[Hình]

Huyệt pháp đồ 

Từ Kế Thiện nói: “ Huyệt địa cũng như huyệt vị trên cơ thể, đó là định nghĩa tinh tế nhất”. 

Điều không giống với huyệt vị trên cơ thể là: huyệt phong thuỷ biến hoá đa dạng: có cao, thấp, to nhỏ, béo gầy. Hoang Sa Ứng nói: “ Ngũ long tụ hội làm nên huyệt, hoành (ngang), trực (thẳng), phi (bay), trệ (đọng), hồi (vòng lại). Huyệt biến đổi đa dạng bỗng cao nên thấp, thấp nên cao, bắc chuyển nam, nam chuyển bắc, có dạng đi ngầm, có dạng đi xiên, có loại dưới nước có loại trên bờ. Có huyệt chính thể, có huyệt biến thể”. Căn cứ vào hình dạng chia ra làm bốn loại : Oa, Kiềm, Đột, Nhũ. Căn cứ vào huyệt lại chia thành: thụ huyệt, phân thụ huyệt, bàng thụ huyệt. Ngoài ra còn có: chân huyệt, giả huyệt, phúc huyệt, quý huyệt, bần huyệt, tiện huyệt. Loại đặc biệt có quái huyệt là: bệnh huyệt. 

Yêu cầu tổng thể của các nhà phong thuỷ đối với huyệt là: thế lớn, hình chính, tụ khí, tàng phong. “ Muốn cao mà không chênh vênh, thấp mà không chìm đắm, ẩm ướt mà không bộc lộ, tĩnh mà không u tù, kỳ lạ mà không quái dị, khéo léo mà không xảo quyệt, thu tàng mà không bề bộn, chuyên nhất mà không rò rỉ,...”

Điều kiện của huyệt kết là gì? Cách tìm được một huyệt kết? 

Huyệt kết còn gọi là kết tác, là nói đến một vị trí trên long mạch mà ở đó khí sinh vượng tụ lại thành long huyệt. “Táng Kinh” viết: “Do khí cảm ứng mà đem phúc đến cho quỷ và người”. Chú thích: Chân long phát xuất rộng dài trăm dặm kết tụ lại một nơi thành huyệt. Đến trước một huyệt hình thể chầu vào, các dòng nước bao quanh, trùng trùng điệp điệp. Phía sau có che đỡ, long mạch bảo vệ sa thuỷ tụ hội. Hình huyệt hình thành là hình khí của núi sông, tinh hoa của tạo hoá ngưng kết ở bên trong”. Đó là nói về điều kiện của huyệt kết. 

Nhưng vì long mạch phiêu diêu không định, nay hợp mai tan, hình thế lại khác nhau, vì vậy mà huyệt kết không thường xuyên thấy rõ mà luôn biến đổi. Hoàng Sa Ứng nói: “Có huyệt kết trong nước, trong đá tán phát ở đất bằng, hiện ra ở gò núi, ẩn ở trong đồng ruộng ..”. 

Huyệt kết luôn biến ảo, vì vậy khi điểm huyệt phải rất cẩn thận tỉ mỉ mới có thể tìm được chân long, chân huyệt. 

Trong phong thuỷ “Điểm huyệt” là gì? 

Điểm huyệt là chỉ sự lựa chọn để xác định nơi đất để đặt mộ hoặc làm nhà ở. 

Nhà phong thuỷ cho rằng: Điểm huyệt là khâu quan nhất trong kham dư, không thể cho phép có sai sót. Quách Phác nói: “Thế đất đến thì hình dừng gọi là toàn khí, đất toàn khí có thể an táng”. Chú thích : Nói đến từ dừng là rất gấp rất cần kíp, đất an táng thường không thiếu nơi toàn khí nhưng còn chưa rõ ở việc dừng. Đi muôn dặm để tìm long mạch, được long mạch rồi chỉ sai ở chỗ dừng thì cũng như không, cho dù sơn thuỷ thanh tú hữu hình thì cũng vô ích. Sách “chỉ nam” có chép: “ Lập huyệt nếu không chuẩn xác cho dù gặp đất tốt cũng bằng không. Chỉ cần sai một chút cao thấp nông sâu thì phúc đức chuyển thành tai ương. 

Hơn nữa một huyệt chân vị trí rất nhỏ không thể xê dịch một tấc. “Cách điểm huyệt phải khéo léo như tìm khiếu trên người, cần phải xem xét cân nhắc phối hợp các nhân tố để tìm phúc tránh hoạ”. Xét từ thế đến của long mạch đi hay dừng để vừa khớp với huyệt, cân nhắc giữa âm dương, mạch yếu, Thuận nghịch, nhanh chậm, sống chết, chìm nổi, hư thực, để xác định vị trí, kích cỡ huyệt đảm bảo đón được sinh khí, tránh được khí ô uế. Sau đó xét đến ảnh hưởng về ngoại hình, có thể do con người, súc vật khiến bề mặt địa mất đi thế tam hợp tam phân của dòng chảy khiến hình cánh ve, cá vàng sai khác làm cho thật giả lẫn lộn. Phải ngay ở nơi đó tìm ra cục diện, thuỷ sa, xem hộ vệ trước sau trái phải, cân nhắc để quyết định nơi an táng. Cần chú ý tránh được nơi tử khí ở chỗ ngũ bất táng hay thập bần, thập tiện. Như vậy tổng hợp lại mới điểm được chân huyệt thuận theo ý trời, đạt được thành công hợp với lẽ thiêng liêng của tạo hoá. 

[Hình]

Sơ đồ long huyệt 

Hình dạng của “Oa huyệt” như thế nào? 

Huyệt Oa còn gọi là huyệt quật, huyệt khai khẩu, huyệt kim bồn, là một trong bốn dạng huyệt lớn gồm: Oa, Kiềm, Đột, Nhũ. Đó là huyệt có hình dáng lõm xuống ở vừng giữa huyệt. 

[Hình]

Huyệt Oa 

Liêu Ngung viết: “Huyệt oa tức là nói cái tổ, hình dạng lõm xuống, như bàn tay ngửa, như cái rốn, như đáy nồi, nhìn gần thì thấy, nhìn xa thì không rõ. 

Nhà phong thuỷ cho rằng: Nếu như long mạch đến rõ ràng, che chắn kín đáo, tầng theo huyệt Oa thì sẽ gặp đại cát. Quách Phác nói: “Hình như tổ yến, táng theo kiểu Khúc” tức là chỉ huyệt oa. 

Huyệt Oa là huyệt kết dương, ở miền đất bằng hay núi cao đều có. Huyệt tuy ở nơi thấp lõm, chỗ lõm phải bằng phẳng, nếu không sẽ bị nước tích lại gọi là ngủ dưới nước. Nếu huyệt oa có thể nổi lên gọi là ngồi dưới nước lại là một kiểu đất đẹp. 

Cách táng theo huyệt Oa: nên cân nhắc độ sâu nông vừa phải, nếu sâu quá sẽ bị hại bởi âm sát, nông quá khó đón được sinh khí. Lưu Cơ có viết trong sách “ Kham dư mạn hứng” :“ Rộng hẹp, nông sâu nếu hợp lý thì phát phúc ấm no là điều chắc chắn”. 

Huyệt oa kỵ nơi có địa hình nghiêng lệch, lún sụt. Duẫn Tòng nói: “Huyệt oa phải như cái tổ, phải trái không thiên lệch, thiên lệch thì không còn là cái tổ nữa và sẽ gặp hoạ”. 

Hình huyệt oa cần tròn mà kỵ khuyết hãm, nếu thấy có dạng nghiêng ngả là đất dữ. Sách “Kham dư mạn hứng” viết: “Huyệt oa giả tai họa thật ghê gớm, nếu khuyết một bên như hình cái sàng lọt tấm cám xuống mà an táng vào thì con cháu chết yểu, phá sản”. 

Hình dáng “Huyệt kiềm” như thế nào? 

Huyệt kiềm còn gọi là huyệt tam giác, huyệt mọc chân, huyệt hổ khẩu là một trong 4 loại huyệt lớn: oa - kiềm - đột - nhũ. Huyệt kiềm có hình dạng huyệt tinh với hai chân dài ôm lấy huyệt. 

Từ Kế Thiện nói: “ Huyệt kiềm có dạng hai chân duỗi ra, ở đồng bằng hay miền núi đều có. Lưu Cơ nói: “ Hình như thân người có hai tay là huyệt kiểm thẳng, cong, dài, ngắn đều cần phải nổi cao. Hổ khẩu phải nằm ở chính giữa, tiên cung ở ngược chiều là tốt”. 

[Hình]

Huyệt Kiềm 

Yêu cầu với huyệt kiềm là đỉnh phải tròn đầy, sinh khí chứa tụ ở giữa hai gọng kìm (hai chân). Điều kiêng kỵ là đỉnh đầu hình tam giác trên đỉnh huyệt bè ra, dong nước xối thẳng vào đầu là kiểu đại hung. Duẫn Tòng nói: “Huyệt kiềm rất kỵ nước xối từ đỉnh đầu xuống”. Ngoài ra huyệt kiềm giả có hai chân duỗi như kiềm, nhưng huyệt không kết ở mạch chính, như vậy khi an táng vào chỉ như không mà thôi. 

“Huyệt Nhũ” Có hình dạng như thế nào? 

Huyệt nhũ còn gọi là huyệt Huyền nhũ hay nhũ đầu, là một trong bốn loại hình huyệt lớn: oa – kiềm – nhũ - đột. Đây là loại huyệt tinh có hai cách tay duỗi dài ở giữa rủ xuống như bầu ván, nếu không có phần rủ xuống này thì chính là huyệt kiềm. Từ Thiện Kế nói: “ Huyệt nhũ là huyệt có hình bầu vú, ở giữa có hai cánh tay duỗi dài, đồng bằng và miền núi đều có”, “Huyệt nhũ chia làm sáu loại, có loại dài, loại ngắn. Loại to, loại nhỏ là bốn loại cục chính ngoài ra còn có loại song nhũ (hai vú) và loại tam nhũ (ba vú) là loại đặc biệt”. 

[Hình]

Huyệt Song nhũ 

Huyệt nhũ là huyệt âm nên táng sâu, thấp. Hai tay duỗi ra nên liền, không nên gãy đoạn, nếu có hiện tượng đứt đoạn sẽ bị gió thổi huyệt sinh khí sẽ theo gió ấy mà tan đi mất. Duẫn Tống nói: Huyệt nhũ nên bị gió lùa vì sẽ gây ra tổn hại nhân mạng, con cháu bị tuyệt diệt. Vì vậy nên chọn chỗ thấp, sâu để tránh gió”. 

Hình bầu vú trong huyệt Nhũ nên ngay ngắn thanh tú. Nếu nghiêng dốc, lệch lạc sẽ trở thành huyệt giả, ác địa. Lưu Cơ nói: “Xin hỏi thế nào là huyệt Nhũ giả, Nhọn như mũi kiếm, chân đứt đoạn, Hình thô thế méo tai hoạ lâu xa”. 

Huyệt có hình dạng như thế nào gọi là “Huyệt Đột”? 

Huyệt Đột còn gọi là huyệt bọt, là một trong bốn loại huyệt lớn Oa - Kiềm - Nhũ - Đột là huyệt có hình dạng nổi cao ở giữa đỉnh đồng bằng hay núi cao đều có, nhưng vùng đồng bằng vẫn nhiều hơn. Liêu Nguy viết: “Huyệt đột như bọt nổi cao giữa một vùng là huyệt dương, nấm huyệt như hình trôn ốc như cái gáo úp xuống, như lồng ngực, như bọt nước. Nhìn gần thì thấy có, nhìn xa thì không. 

[Hình]

Huyệt Đột 

Huyệt Đột chia thành bốn loại: Loại đột lớn, đột nhỏ là loại chính, loại song đột và tam đột là loại đặc biệt. Huyệt đột cần nổi cao mà sáng sủa, ẩn hiện mới đúng. Nếu cao trội hẳn lên là cô độc, nếu táng vào sẽ tan cửa nát nhà. Lại yêu cầu phải có Long Hổ hộ vệ hai bên để tụ khí, chắn gió. Ở nơi núi cao thì kị gió thổi ở nơi đất thấp nên có nước mới tốt. Nếu như Long Hổ không chầu vào hình huyệt như cá vàng là huyệt hoa giả. Tôn Bá Cương có viết trong sách “Quốc Ngọc Kinh” Huyệt đột nếu không có long hổ thì như là trứng để đầu đẳng, nếu mà có sự bao bọc hai bên với dòng nước chảy ngược lại thì là huyệt cực quý. 

Huyệt hình như thế nào gọi là “Hoa giả”? 

Hoa giả là sự so sánh tương đối với huyệt thật chỉ loại huyệt giống như huyệt thật nhưng không có sinh khí chỉ là huyệt không bình thường. Duẫn Tòng nói: “Huyệt hư huyệt giả rất dễ nhầm, nếu không xem xét tử tế sẽ táng sai”. Hoa giả là nói một cách ví von, nếu cụ thể ra thì phía trước là hoa, phía sau là giả. Huyệt hoa ở trước núi án sơn chắn ngang phía trước cũng có chân duỗi ra như hình tấm thảm, trong đó có nhiều hình giống như huyệt thật, chỉ có một chứng tá là dấu hiệu của triều sơn khiến nhiều người ngỡ là huyệt thật mà không nhân ra huyệt thật nằm ẩn ở trong cục đó. Lại có một dạng khác cũng có mấy lớp long hổ nhưng là long hổ ở bên ngoài, hình huyệt hiện ra ở lớp long hổ bên trong. Huyệt giả ở ngay phía sau huyệt thật. Long hổ tuy vẫn ngay ngắn nhưng thế dòng nước không chầu về long hổ trong huyệt để thành thế ngoài đầu lại. Nhìn từ phía sau huyệt thấy như hình thế trốn chạy. 

Huyệt hoa giả không ít bị nhận lầm, đó là điều kị với các nhà phong thuỷ. Cách phân biệt là: đầu tiên nhận rõ long mạch, trên long có ngọn mới là cát địa, huyệt giả thì ngọn chóp đó ở cách xa mạch. Sách “ Nghi Long Kinh” viết: “Nếu huyệt tinh không ở trên long mạch thì đó chính là huyệt giả”. Sau đó xét các chứng cứ triều ứng, huyệt hoa giả hai bên trái phải nhìn thoáng như che đỡ nhưng thực thì rời rạc, các đường cong ngược chiều; Triều sơn tuy có đỉnh nhọn, tròn nhưng hình dạng hai chân không đều, Long Hổ tuy có nhưng không thuần phục mà ở trong thế bay đi. Cuối cùng để phân biệt huyệt hoa giả có ít chính long mà nhiều long mạch nhánh. Vì vậy long mạch nhỏ phần nhiều không chọn vì tuy có phát phúc nhưng yếu ớt và ngắn ngủi. 

Huyệt bệnh là huyệt như thế nào? 

Huyệt bệnh là chỉ loại huyệt có hình dáng nhưng không có thực chất. Các cách cục không phù hợp phạm vào các điều kị, sát. Phong thuỷ cho rằng khi điểm huyệt nên xét đến độ tinh, thô, xuôi ngược phân biệt nhánh chủ hay nhánh phụ, cần xem tứ ứng đầu vào, chia ra hợp lại đúng cách, sơn thuỷ hài hoà, phương hướng về sinh khí tránh được ác khí... Tất cả đều phải chuẩn, nếu chỉ một điều sai sẽ đem lại tai hoạ. Liêu Hi Ung viết: “Huyệt có huyệt thật, huyệt bệnh, như người tàn phế tuy hình hài vẫn đủ nhưng tinh thần không có. Trong trường hợp đó không thể an táng nếu táng nhầm sẽ tai hoạ vô cùng” 

[Hình]

Cắt chân là huyệt có dòng nước chảy phía trước chia cắt khiến khí bị phân tán 

Sách phong thuỷ liệt kê huyệt bệnh gồm: quán định (trùm đầu), chiết tí (gãy tay), pha diện (mặt khuyết), bành diện (bề mặt nghiêng), bão đỗ (đầy giữa), lâm đầu ( đọng nước), cát cước (cắt chân), lậu tai (má hóp), hổ tuân (hổ quy), long cứ (rồng quỳ), Huyền Vũ cự thi (Huyền Vũ kị xác), Huyền Vũ thuỳ đầu (Huyền Vũ cúi đầu), Chu Tước dắng khứ (Chu Tước bay đi), Chu Tước bị khấp (Chu Tước khóc lóc), tiền hoa hậu giả (huyệt giả), tả hữu quy lạc (trái phải không cân đối). Các loại huyệt đó đều chỉ hình thế đầu long không rõ, râu tôm không quặp, minh đường lệch lạc, dòng nước xối vào huyệt... Những loại đó đều thuộc kị sát, an táng vào sẽ bị mục xác, tai hại vô cùng. 

Thế nào là “Quái huyệt” (Huyệt quái dị) ? 

Huyệt quái là loại huyệt có hình thể khác thường không theo quy tắc nào. Nhà phong thuỷ cho rằng tìm long mạch, điểm huyệt lấy hình thể chính đại, huyệt tốt lành làm mục đích, những huyệt quái dị khác thường phần lớn là đất dữ. Thế nhưng trên đường đi của long mạch có ẩn hiện, khuất khúc, cao thấp và cũng có những hình thể nghiêng lệch miễn là long mạch thật, có tích tụ sinh khí là được. Sách “Quốc Bảo Kinh” viết: “Ở những huyệt khác thường phải có được long mạch thật. Nếu như vậy các hình trạng đặc biệt không còn quan trọng nữa”. Hoàng Sa Ứng viết: “Năm loại long mạch làm nên huyệt, hình trạng, tư thế khác nhau và có nhiều biến ảo, có huyệt chính thể, biến thể, chính thể dễ nhận, các dạng biến thể khó biết, khi thì kết nước, khi thì kết trong đá... không nhất định”. 

Liêu Hi Ung viết: “Huyệt có loại nghiêng ngả, có loại sáng rực, có loại như mái ngói ngửa, khi tụ ở trên, khi ở dưới, có cục thoát long, có cục tứ không... khoảng chục loại”. Tôn Bá Cương cũng chia thành dị oa, dị đột, lượn khúc, trong nước, trong đá... Nhưng chia dù hình thù quái dị như thế nào đi nữa miễn là có chứng tá biểu hiện long mạch thật đều có thể chọn dùng. 

[Hình]

Huyệt Quái 

Sách “Táng Kinh Dực” có viết: “Huyệt dù quái dị không ra ngoài động khí, tiểu minh đường, ứng án và quỷ lạc để xem xét, căn cứ vào ngũ hành sinh khắc để tìm chứng tá, căn cứ vào sa thuỷ phân ra hay hợp lại để phân biệt”, “Chỉ cần khí mạch ở núi nào, phối hợp xem đưa đón, che chắn đầy đủ bất kể là núi cao hay đồng bằng đều có thể quyết định chọn huyệt”. 

Huyệt “Đằng hãm” là huyệt như thế nào? 

Huyệt “Đằng hãm” còn gọi là huyệt vũng gió, là huyệt dữ đưa lại thất bại cho người chọn táng. Đó là loại huyệt có khuôn viên khuyết lõm bị gió từ ngoài thổi xiên vào làm sinh khí tan đi không tụ lại được. 

[Hình]

Huyệt hãm đằng còn gọi là huyệt ao phong ở hang núi chứa gió, như Long Hổ hãm nhau, gió thổi huyệt sinh khí tán mất 

Nhà phong thuỷ cho rằng: “Sinh khí gặp gió thì tan đi mất vì vậy xung quanh huyệt các sa; long, hổ, triều (đón), án (giữ), hộ vệ đều phải kín khít không hở lộ, khuyết thiếu gìn giữ cho khí ngũ hành tụ vào trong. Nếu khuyết đi một yếu tố thì sinh khí bay đi hết an táng vào chỉ gây hư mục đi mà thôi”. 

Quách Phác viết: “Gió xua tan sinh khí, nên phải có long, hổ hộ vệ; bốn bên, sau trước đều phải chắn đỡ điệp trùng, nếu có chỗ khuyết là sinh khí tiêu tan hết. Đó chính là huyệt “Đảng hãm”, huyệt này do sinh khí bốc lên bay đi nên gọi là “đằng”, trầm khí chìm xuống đọng lại nên gọi là “hãm”. An táng vào đó là vô ích, chỉ để hư mục thấy xác đi mà thôi. 

Thế nào gọi là huyệt “Bất súc”? 

Huyệt Bất súc hay còn gọi là huyệt hủ cốt (mục xương) là nói huyệt có thể mà không có hình nên không thể tụ khí. 

Nhà phong thủy cho rằng: Long mạch xuất phát từ hàng ngàn dặm bên ngoài gặp thế đất dừng lại tụ nên hình dạng, nhờ Long Hổ bảo vệ, nhờ có nước che chắn, phía sau lại có núi để dựa vào. Nếu là ở nơi bằng phẳng cũng phải có sa thuỷ quây quần khí mới tụ lại tạo nên sự linh thiêng. Cũng như thân mang theo của báu, giấu giếm giữ gìn gọi là súc tích. Điều đó trong “táng kinh” có nói: “khí ngoài chắn ngang tạo nên hình, khí ngoài mới sinh ra” là như vậy. 

Thế đưa long mạch đến, tạo hình tụ lại đó là nơi đất súc tích sinh khí an táng vào sẽ gặp được phúc. Khi sinh khí đi trong đất không dừng tụ được, không có nước che chắn bao bọc thì sẽ tan đi đó là không súc tích, gọi là huyệt “bất súc”. Sách “Táng Kinh” nói: “Thế mạch đi ngàn dặm, ẩn ở trong hình thế đất, không đủ hình để dừng tụ, không có nước để bao bọc, tan đi trong đất, gọi là huyệt “bất súc”, táng vào chỉ làm mục xương đi mà thôi”. Từ Kế Thiện nói: “Âm dương không giao nhau, phân hợp không rõ ràng, sinh khí tán đi không tích tụ gọi là bất súc”. Giải thích: âm dương nghĩa là: sinh khí đi trong đất là âm kết hợp với nước biểu hiện thành hình gọi là dương. Huyệt bất súc sinh khí không tụ lại, người không đón được không tạo sự cảm ứng để mang lại phúc đức cho con cháu, chỉ làm hư mục xương cốt đi mà thôi. Vì vậy còn gọi là huyệt hủ cốt - mục xương. 

Huyệt “Bình chi” là gì? 

Bình là nơi đất bằng, chi là chi nhánh của long mạch, huyệt Bình chỉ là nơi long mạch tích tụ ở nơi đất bằng phẳng . 

Nói chung sinh khí gặp phong thì tán đi, nhưng ở huyệt Bình chi sinh khí từ bên dưới bốc lên trên ẩn ở trong đất nên không sợ phong thổi. Huyệt này không hiềm rộng thoáng trải ra mà chỉ cần có nước vây bọc che chắn để sinh khí đọng lại không tan đi là được. Sách “Táng Kinh” viết: đất huyệt bình chi tuy trống trải nhưng có nước làm thành luỹ. 

Nơi có huyệt này thuộc dương sinh khí bốc lên nên chốn nông để hứng sinh khí. Chôn ở chỗ khô ráo nên đào sâu, ở nơi bằng phẳng nên đào nông. 

[Hình]

Trấn Hoàng Long Khê được người xưa gọi là “Xích thủy”. Xét theo góc độ phong thủy, dải đất tam giác giữa Xích thủy, Miên giang, Hối lưu được người xưa gọi là “Nạp nhân”, còn phong thủy gọi là Thủy khẩu hoặc Long huyệt. 

Căn cứ vào địa hình thực tế có thể chia thành mấy loại huyệt? 

Hình dáng huyệt phong thuỷ thường căn cứ mặt đất thực tế để vạch ra. Chủ yếu gồm bốn loại: Oa (cái tổ), kiềm (cái kìm), nhũ (bầu vú), đột (nổi như bọt). 

Huyệt oa: Hình dạng như tổ yến, chôn ở nơi lõm, vũng xuống, thường ở trên núi cao. 

Huyệt kiềm: Có hai gọng chân duỗi ra như cái kìm, nên còn gọi là huyệt duỗi chân, hổ khẩu... miền núi hay đồng bằng đều có. 

Huyệt nhũ: Huyệt hình có hai tay giữa có bầu vú rủ xuống còn gọi là huyền nhũ (vú treo), nhũ đầu (đầu vú)... đồng bằng, miền núi đều có. 

Huyệt đột: Huyệt nổi cao giữa đất bằng nên còn gọi là huyệt bọt, hình như cái nồi úp thường ở miền đất bằng. 

Căn cứ địa hình có thể chia làm 3 loại: huyệt chính thụ, huyệt phân thụ, huyệt bàng thụ. Lưu Cơ nói: “Long mạch sừng sững đi thẳng tới là chính thụ, huyệt chính thụ thật hiếm có, vạn núi muôn sông kết thành mộ, con cháu hưởng phúc lâu dài.” 

Huyệt phân thụ: Ở trên một nhánh của long mạch, cũng có khi có quy mô lớn, dù là chi nhánh của long mạch nhưng cũng đem lại uy lực lớn. 

Huyệt bàng thụ: Huyệt ở bên cạnh long mạch chính, hoặc ở hai bên Long Hổ, hoặc ở vùng bảo vệ thuộc bộ phận quan sơn, quý sơn. 

Nơi huyệt phong thuỷ không nên có gió từ hướng nào tới, phải không? 

Theo quan niệm âm dương có âm phong và dương phong. Nếu gió từ đỉnh núi thổi xuống gọi là dương phong, thổi ngược lại gọi là âm phong. Đời cuối Thanh có Hà Quang Đình viết: “Đất bằng thuộc dương không sợ phong nhưng có chia âm, dương; gió ấm từ hướng Đông và Nam là gió dương không có hại. Gió mát, gió lạnh từ hướng Tây và Bắc là gió âm, cần được che chắn không cho thổi vào huyệt vì nó sẽ gây cốt hàn (lạnh xương) sẽ khiến cho gia đình suy bại, ít con cháu (bộ phận che chắn gió âm ở huyệt gọi là cận án sơn). 

Sách “Địa lý” có viết: “Có thể thổi tan sinh khí là gió âm, thổi xiết mạnh và thẳng hướng vào nơi khuyết hãm nên gọi là gió dữ. Gió yên lành thoáng đãng là gió dương, không có gì đáng kiêng kỵ. Như gió ở bờ biển, dòng sông bao la phóng đãng không cần né tránh, gió dương phong còn giúp làm xua tan sát khí. 

[Hình]

Sơ đồ Long huyệt

Bài viết liên quan

Luận Về Sao Thái Dương

Luận Về Sao Thái Dương

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Luận Về Sao Thái Dương

Quẻ Hỏa Phong Đỉnh (Quẻ số 50 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Hỏa Phong Đỉnh (Quẻ số 50 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 50 Quẻ Hỏa Phong Đỉnh Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Dậu - Căn Duyên Tiền Định

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Dậu - Căn Duyên Tiền Định

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Lương Duyên Tiền Định Người Tuổi Dậu - Xem Tuổi Chọn Vợ Chọn Chồng