Ngũ Hành và Các Quy Luật Của Ngũ Hành

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 60 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 10/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ngũ Hành và Các Quy Luật Của Ngũ Hành

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được coi là: Mộc Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành, không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật. Năm 2023, học thuyết này vẫn được ứng dụng rất phổ biết và là một trong những học thuyết quan trọng nhất trong phong thủy.

Học thuyết Ngũ hành

Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản là Tương SinhTương Khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng.
  • Trong mối quan hệ sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
  • Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hóa, thừa thắnghạ nhục, bổ - tả thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.
Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore... từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự v.v..
Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.
Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tượng vũ kết hợp thành hệ chế hoá, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.
  • Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem Ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của Ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mâu và tử.
  • Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tượng vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại). .
  • Quy luật Ngũ hành và đời sống: Hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.

Các quy luật của Ngũ hành

Có 4 quy luật hoạt động của Ngũ hành (nói cách khác, có 4 kiểu quan hệ giữa các sự vật hiện tượng), gồm có:

A. Trong điều kiện bình thường:

Có 2 quy luật..

1. Tương sinh (Sinh: hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ):

Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ tương sinh. Người ta quy ước thứ tự của Ngũ hành tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Trong quan hệ tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái Sinh Nó và Cái Nó Sinh). Người ta hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu - Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)... Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)...

2. Tương khắc (Khắc hàm ý ức chế, ngăn trở):

Giữa Ngũ hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình, đó là quan hệ tương khắc. Người ta quy ước thứ tự của Ngũ hành tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái Khắc Nó và Cái Nó Khắc). Người xưa hình tượng hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thăng - Thua: chẳng hạn Mộc (kẻ thắng) khắc Thổ (kẻ thua). Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc) thì hoạt động của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)...
Tóm lại, tương tự như mối quan hệ giữa  m và Dương, Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau. Thí dụ: Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ lại sinh Kim khắc Mộc nhờ đó Mộc và Thổ giữ được thể quân bình, Thổ không bị suy. Có tương sinh mà không tương khắc thì không thăng bằng, không phát triển bình thường được. Có tương khắc mà không tương sinh thì không thể có sự sinh trưởng biến hóa. Như vậy, quy luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành, về bản chất, chính là sự cụ thể hóa Học thuyết âm dương.

B. Trong điều kiện bất thường: Có hai quy luật.

Nếu một lý do nào đó phá vỡ sự thăng bằng giữa Ngũ hành với nhau, Ngũ hành sẽ chuyển sang trạng thái bất thường, không còn thăng bằng và hoạt động theo hai quy luật: tương thừa và tương vũ.

1. Tương thừa (Thừa: thừa thế lấn áp):

Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc Hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. Chẳng hạn: bình thường Mộc khắc Thổ, nếu có một lý do nào đó làm Mộc tăng khắc Thổ, lúc đó gọi là Mộc thừa Thổ. Thí dụ: giận dữ quá độ (Can Mộc thái quá) gây loét dạ dày (Vị Thổ bị tổn hại).

2. Trong vũ (Vũ: hàm ý khinh nhờn):

Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ tượng vũ. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hòa (nói cách khác: Hỏa “khinh nhờn” Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ Thủy. Thí dụ: Thận (thuộc Thủy) bình thường khắc Tim (thuộc Hỏa), nếu Thận - Thủy suy yếu quá không khắc nổi Tim - Hòa sẽ sinh chứng nóng nhiệt, khó ngủ...
Như vậy, quan hệ bất thường chủ yếu thuộc quan hệ tương khắc. Có hai lý do khiến mối quan hệ tương khắc bình thường trở thành quan hệ tương thừa, tượng vũ bất thường.
(1) Một hành nào đó trở nên thái quá. Thí dụ: Thủy khí thái quá làm tăng khắc Hỏa, đồng thời cũng có thể khinh nhờn Thổ.
(2) Một Hành nào đó trở nên bất cập. Thí dụ: Thủy khí bất túc làm Thổ tăng khắc Thủy; đồng thời Thủy cũng bị Hỏa khinh nhờn.

Bài viết cùng chủ đề

“Tứ linh” trong Phong thuỷ học là gì? Ý nghĩa của Tứ linh trong Phong Thủy nhà đất

“Tứ linh” trong Phong thuỷ học là gì? Ý nghĩa của Tứ linh trong Phong Thủy nhà đất

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

"Tứ linh” trong Phong thuỷ nhà đất năm 2024: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ

“Ngũ tinh phong” trong địa lí là những ngọn núi như thế nào?

“Ngũ tinh phong” trong địa lí là những ngọn núi như thế nào?

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ngũ tinh phong: Năm loại ngọn núi cơ bản để xác định huyệt cập nhật 2024

Quẻ Thủy Phong Tỉnh (Quẻ số 48 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Thủy Phong Tỉnh (Quẻ số 48 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 48 Quẻ Thủy Phong Tỉnh Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết