Nguyên Tắc Cơ Bản Để Duy Trì Một Mối Quan Hệ Giao Tiếp Tốt Đẹp

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 11 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 30/11/2022
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Nguyên tắc cơ bản để duy trì một mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp chi tiết nhất. Những nguyên nhân khiến cho một mối quan hệ tồi tệ? Các để hiểu mình hiểu người trong giao tiếp?

Mối quan hệ giao tiếp thật phức tạp, nếu tạo dựng được nhiều mối quan hệ thì chúng ta sẽ trưởng thành hơn. Đây thực sự là vấn đề rất phức tạp. Vì vậy bạn cần phải hiểu đối phương thì mới có thể khiến đối phương hiểu ý mình. Rất nhiều cách để làm tốt mối quan hệ. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu 7 nguyên nhân chính khiến quan hệ giao tiếp tồi tệ và những cách hiệu quả giúp duy trì một mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp.

Nguyên nhân khiến quan hệ giao tiếp tồi tệ: 

Câu chuyện này là do một anh bạn tên là A kể cho tôi nghe. A là người sáng lập ra một  nhà xuất bản nọ, trước khi anh tiến hành tuyển nhân viên cho công ty, anh vô cùng  băn khoăn, lo nghĩ tới vấn đề chi trả lương bổng, và thế là anh quyết định tới thỉnh  giáo người bạn học đảm nhiệm chức vụ quan trọng ở công ty quảng cáo. Người bạn  học này sau khi suy nghĩ một lát đã nói như thế này: "Anh cứ làm theo lời của tôi nhé!  

Trước hết hãy đánh giá về năng lực của đối tượng tuyển dụng, đợi đến khi phỏng vấn thì  hãy hỏi đến mong muốn của bản thân người tuyển dụng, cuối cùng hãy tuyển chọn anh ta  căn cứ theo tiêu chuẩn với mức lương nhiều hơn anh ta yêu cầu một chút. Mặc dù chỉ là  nhiều hơn một chút, nhưng trong thâm tâm người tuyển dụng sẽ cảm thấy hài lòng". 

* Không thể bày tỏ rõ ràng về mong muốn của mình 

Không có cách thức hành động trực tiếp nào tốt hơn để có thể khiến cho anh ta hiểu rõ  hơn quan điểm của bản thân mình. Khi một người nào đó không thể biểu đạt quan điểm của  mình, nói rõ tư tưởng, hành vi của mình thì sẽ có rất nhiều nguy cơ khiến cho mọi người  xung quanh hiểu nhầm anh ta. Nhiều người quá coi mình là trung tâm, quá coi trọng chủ nghĩa công lợi, như thế chỉ có thể khiến cho bản thân mình ngập sâu vào vũng bùn do chính  mình tạo nên. Một người bình thường nên tỏ rõ thái độ tích cực khi biểu đạt đầy đủ, rõ ràng  về quan điểm của bản thân; Một người năng lực tự biểu đạt quá kém tất nhiên sẽ không thể đạt được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Và ngay cả lời nói không hợp lí,  cũng sẽ khiến cho đối phương nảy sinh ấn tượng khác nhau đối với bạn. Mặc dù, một người  không thể quá phóng đại, khoe khoang về năng lực và bản lĩnh của mình, nhưng biểu hiện  bản thân mình một cách hợp lí lại vô cùng cần thiết. Có điều, một điểm rất quan trọng ở đây  là, vận dụng khéo léo lời nói cố nhiên rất quan trọng, nhưng cũng đừng bỏ qua hành động  thực tế, suy cho cùng thì miệng nói ba hoa chích choè cũng không thể đạt được sự tín  nhiệm. 

* Thái quá 

Quan hệ với người khác không nên quá khiêm tốn, dựa vào ánh mắt của đối phương,  chúng ta cũng có thể có được câu trả lời khẳng định hoặc phủ định. 

Ai cũng muốn mọi người biết những điểm vượt trội của mình, thậm chí còn có một số kĩ  xảo tự giấu mình và hiện tượng tự mình nói tự mình nghe nữa. Quá đề cao bản thân cũng  giống như quá khiêm tốn, mặc dù không gây ức chế cho bản thân nhưng lại khiến người  nghe thấy khó chịu. 

Quá khiêm tốn và quá đề cao mình đều sẽ gây phản cảm ở đối phương, mặc dù mọi việc  nói đến đều thực sự có thật, cũng sẽ khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu mà xa lánh  bạn. Quá khiêm tốn và quá đề cao mình đều sinh ra tư tưởng tự ý thức về mình quá mạnh  mẽ, loại người này chỉ chú trọng tới cảm nghĩ của mình, chỉ nghĩ tới việc của mình, hoàn  toàn không để ý tới người khác. Loại người này mặc dù không có lòng dạ gì nhưng cũng  khiến cho người ta không có cảm tình và do đó mà quan hệ xã hội cũng sẽ không tốt đẹp. 

Chỉ cần bạn mạnh dạn chủ động tiếp xúc và quan hệ với người khác, bạn sẽ có những  mối quan hệ bình thường hết sức tốt đẹp. 

* Ý thức kém cỏi không thể nói ra 

Nam nữ thanh niên thường sẽ vì những chuyện nhỏ nhặt mà phát sinh cảm giác kém cỏi  một cách vô thức, luôn thu mình tự ti, không muốn hoà nhập vào những cuộc vui cùng bạn  bè. Ví dụ: chỉ là việc cái mũi hơi thấp, đôi mắt hơi nhỏ hay học ở trường không nổi tiếng, thì  đã cảm thấy buồn bã, đau khổ trong lòng, luôn nghĩ rằng mọi người xung quanh đều đang  nhìn vào khuyết điểm của mình. Quá chú trọng tới quan điểm nhìn nhận của người khác, sẽ khiến cho bạn suy nghĩ rất nhiều. Kì thực, không chỉ nam nữ thanh niên mới có tình trạng  này, mà những người lớn tuổi, cũng thường xuyên có suy nghĩ như vậy. Đây là một cảm giác  kém cỏi trong thâm tâm và biểu hiện của nó là thái độ ngang bướng và bất chấp, khiến cho  người ta luôn có tư tưởng "kính nhi viễn chi" đối với họ. 

Một người có cảm giác kém cỏi, tự hạ thấp mình thường sẽ cho rằng ngoài mình ra thì  mọi người đều rất xuất sắc, ưu tú, họ có sức cuốn hút hơn mình, có trí tưởng tượng phong  phú hơn mình và năng động hơn mình. Với tâm lí so sánh này, những người có cảm giác  kém cỏi càng trở nên không có niềm tin, cuối cùng là luôn coi thường bản thân mình, sẽ chẳng bao giờ được người khác hoan nghênh chào đón. Chính sự tự ti của họ đã đánh bại  họ, khiến họ ngày càng trở nên rụt rè, sợ hãi và đã tự mình đánh mất những cơ hội kết giao  với mọi người. Phương pháp duy nhất giúp họ này thoát khỏi ám ảnh của cảm giác kia đó là  phát hiện ra ưu điểm của mình, phát huy thế mạnh của mình, tích cực khắc phục tâm lí tự ti  của mình. 

* Không thể nắm bắt được cá tính của đối phương 

"Trời ạ! Không thể hiểu đầu óc của con người kia đang suy nghĩ cái gì nữa, làm sao lại  xảy ra tình trạng thế này kia chứ". Những lời này chúng ta vẫn thường nghe thấy một số người nói như vậy. Đích thực, cũng là hạt gạo giống nhau mà đào tạo nên hàng trăm nghìn  loại người khác nhau. Cá tính của mỗi người đều khác nhau, vì vậy chúng ta không có cách  nào có thể nắm bắt chắc chắn về hành vi khác nhau của mỗi người; đặc biệt đối với những  người quan hệ không thân thiết, thường sẽ gặp phải khó khăn do không hiểu cá tính đối 

phương thế nào. Do đó, điểm mấu chốt của vấn đề là muốn nắm bắt đặc điểm tính cách của  đối phương mà không nắm bắt được tính khí của anh ta thì tự nhiên sẽ không thể vận dụng  linh hoạt các mối quan hệ xã hội. Tất nhiên, cá tính mỗi người rất khó để có thể nắm bắt  được. Đây là một sự thực khó có thể phủ nhận, có điều vẫn có thể sử dụng một số biện pháp  để đoán định cá tính của đối phương. Bởi vì những gì đối phương biểu hiện ra ngoài nhất  định phù hợp với những điểm chung nào đó ở con người, thậm chí có thể xem xét ở trong  số những bạn bè thân thiết hay những người quen thân của mình xem có những điểm nào  gần giống như cá tính của đối phương hay không, nhằm giúp bạn có thể đoán định được đặc  trưng tính cách của đối phương. Có thể thấy rằng chỉ cần chú ý một chút là chúng ta có thể nắm bắt được. 

* Ý thức địch ta quá lớn 

Trong các cuộc thi đấu trên sân vận động, một vận động viên ưu tú, thường là đối tượng  được ngợi ca và là tiêu điểm chú ý của mọi người; năng lực cũng như trình độ của anh ta  chắc chắn cũng vượt trội hơn những vận động viên khác trong đội của anh ta. Do tâm lí có  kỉ lục thể thao nổi trội, các vận động viên mới có thể không ngừng nỗ lực, kích phát vào tâm  lí ganh đua mãnh liệt hơn. Vì vậy trên sân vận động sẽ không ngừng khích lệ bản thân mình,  không ngừng vượt lên năng lực và trình độ của bản thân. Cho dù chỉ là một người bình  thường, lấy người khác là đối tượng đấu tranh, hiệu quả đó sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều. 

Thế nhưng, điều rất đáng tiếc là, tâm lí ganh đua và tư tưởng về trình độ vượt bậc của  hầu hết mọi người thường vận dụng không đúng chỗ, đã trở nên quá coi trọng vào thắng lợi  và thất bại. Khi một người quá ráo riết theo đuổi thành công, sẽ không thể tránh khỏi tâm lí  căng thẳng, áp lực, tất nhiên sẽ không thể quan sát kĩ càng đối tượng, cũng sẽ không thể có  mối quan hệ thật sự tốt đẹp với đối phương. Điều nghiêm trọng hơn cả là khi một người kết  giao với một người khác, nếu như luôn luôn canh cánh về ý thức địch ta quá lớn, vậy thì kể cả khi không cạnh tranh, ganh đua cũng sẽ phát sinh tâm lí cạnh tranh, ganh đua, tâm lí đó  mạnh hơn một chút nữa có thể sẽ diễn biến theo chiều hướng căm ghét đối phương, cho dù  không phải là căm ghét thì cũng khó để có thể có quan hệ hoà nhã với họ. Cũng tương tự như vậy, đối phương cũng là con người; một khi anh ta cảm thấy những tín hiệu không  thiện chí của bạn, anh ta sẽ phản hồi lại bằng thái độ lạnh nhạt, kết quả là đôi bên từ không  hoà thuận trở thành kẻ thù, không có cách nào có thể xây dựng nên quan hệ qua lại tốt đẹp,  đây quả thực là một vòng tuần hoàn ác tính. Vì vậy trong nghệ thuật đối nhân xử thế, chỉ có  tâm lí tách bỏ khỏi tư tưởng cạnh tranh, ganh đua, từ bỏ tâm lí so đo thiệt hơn với người  khác, không thể thư giãn, cởi bỏ tâm tư, vui vẻ kết giao với người khác. 

* Thành kiến tốt xấu quá mạnh 

Trên thế giới này, có những người chúng ta yêu thích, cũng có những người chúng ta  căm ghét. Có điều có một điểm đáng để chúng ta chú ý đó là, những người mà bạn yêu quý,  bạn không hẳn sẽ thích người đó suốt đời; cũng tương tự như vậy, không chắc bạn sẽ ghét  một người nào đó cả đời. Thái độ của con người sẽ luôn biến đổi không ngừng.

Nếu chỉ luôn có tình cảm yêu quý một người nào đó, thì trong lần gặp mặt đầu tiên,  hành vi có thể sẽ có những chỗ hơi khinh suất, hơi suồng sã; ngược lại, nếu như trước sau  luôn có thái độ không thích thì khi tiếp xúc với người đó, có thể sẽ khép kín mình lại. Và  thời gian về sau, do có ảnh hưởng bởi ấn tượng ban đầu, không thể phán đoán chuẩn xác về tình cảm của mình, do đó cũng không có cách nào khác đành phải tỏ thái độ lạnh lùng khi  giao tiếp với người khác, đây thực sự là một biện pháp hết sức sai lầm. 

Một mực cự tuyệt với những người mà bạn ghét và chỉ quan hệ với những người bạn  yêu thích, vậy thì từ đó về sau này có thể bạn sẽ không thể thực sự tiếp nhận một người nào  đó. Cũng với lí lẽ như vậy, những người bị bạn ghét bỏ, bị bạn từ chối rất tinh ý chắc chắn có  thể phát giác ra mối quan hệ tế nhị này và cũng sẽ đáp lễ lại bạn với cùng thái độ nhạt nhẽo  đó, đây thực sự là một mối quan hệ lợi bất cập hại. Chỉ khi bạn đối đãi chân thành với người  khác, người khác mới có thể đối xử chân thành lại với bạn, điều này là một chân lí xử thế. 

Đương nhiên, một người chỉ dùng sự chân thành để giao tiếp không chưa đủ, chỉ khi  bạn thường xuyên tự vấn, tự kiểm điểm chính mình thì mới có thể có được những mối quan  hệ bền lâu. 

* Vấn đề về ý thức tuổi tác 

Khi một người đã qua cái tuổi 30, sẽ cảm nhận được rằng tuổi thanh xuân không còn  nữa, sẽ không còn sung sức như trước đây nữa, đặc biệt là người đã qua tuổi 50, sẽ luôn hồi  ức lại chuyện quá khứ, nhớ nhung những năm tháng thời trẻ. Và với những người sắp đến  tuổi 40, sẽ không tránh khỏi tư tưởng rằng mình sắp già nua, xấu xí. Do đó một người lớn  tuổi, sẽ luôn luôn có quan điểm tiêu cực, cho rằng tuổi tác đã hình thành nên một rào cản, tự nhiên sẽ nảy sinh tư tưởng là mình không thể nào phù hợp với những người trẻ tuổi nữa. Kì  thực, trong những quan hệ giữa người với người, kính trọng người lớn tuổi là một việc hết  sức quan trọng, không hề có liên hệ gì với vấn đề tuổi tác cả. 

Thông thường mà nói, thế hệ tuổi trẻ, do có nhận thức được thực tế rằng tuổi đời mình  vẫn còn rất nhỏ, rất tự nhiên sẽ hình thành nên tâm lí đối kháng với những người lớn tuổi,  một khi thanh niên tỏ ra qúa tự phụ, có thể sẽ trở nên tự cao tự đại, trong mắt chẳng có ai  cả, không coi ai ra gì cả. 

Còn những người lớn tuổi thì cũng có một trở ngại về tâm lí, đó là không dễ dàng có thể chấp nhận được quan niệm của những thanh niên trẻ tuổi, cho rằng mình đã lớn tuổi và có  nhiều trải nghiệm xương máu. Thực tế thì những trở ngại tâm lí, hố sâu ngăn cách thế hệ này đều có thể khắc phục được. Bởi vì trong xã hội của chúng ta, có người nhiều tuổi, cũng  có người ít tuổi, nên có sự tôn trọng lẫn nhau. Chỉ khi nhận thức rõ được thân phận và lập  trường của mình, mới có thể phá vỡ rào cản tuổi tác, cùng xây dựng nên mối quan hệ tốt  đẹp, bền vững với nhau. 

Hiểu người nhưng không hiểu mình

Một người bạn tốt của tôi, tên là B, là một nhà bình luận nổi tiếng. Câu nói dưới đây  là những điều tôi nghe anh nói, xin được trích riêng ra đây cho mọi người cùng  tham khảo: "Hôm nọ tôi có cuộc gặp mặt với một vị ở nhà xuất bản, ông ta hết sức  lao tâm khổ tứ vì rất nhiều tác giả với cái tôi quá lớn mới xuất hiện gần đây. Ông  nói rằng những tác giả này chỉ làm cách riêng của mình trên quan điểm của riêng  

mình, hoàn toàn không suy nghĩ gì đến tình trạng của nhà xuất bản cả, nhà xuất bản cũng  cần phải thu lợi nhuận để còn duy trì chứ! Không như 10 năm trước đây, các tác giả hoàn  toàn cho ra đời các tác phẩm theo như yêu cầu của nhà xuất bản. Còn các tác giả ngày nay  quả thật là chỉ khăng khăng làm theo ý mình!" 

Anh B cho rằng, khi một người đang rất cần đối phương thừa nhận chủ trương của  mình, thì trước hết bước đi đầu tiên phải là thoả hiệp, hoàn toàn làm việc cho đối phương,  nhưng kết quả thường sẽ nảy sinh hành vi trái ngược. Một khi xảy ra những hành vi như  vậy, lẽ tất nhiên mối quan hệ đang tốt đẹp sẽ trở nên xấu đi, hai bên như gươm đã tuốt vỏ,  nỏ đã giương cung như vậy sẽ hình thành nên cục diện đối lập. Anh B nói cho tôi hay rằng,  tiền đề để vận dụng một cách linh hoạt mối quan hệ đó là phải luôn đứng bên cạnh ủng hộ lập trường của đối phương, lo nghĩ cho đối phương, coi việc của đối phương chính là việc  của mình. Đương nhiên, một điểm cần đặc biệt chú ý đó là, không cần tỏ ra quá nhún  nhường, luồn cúi, chỉ cần làm theo mục tiêu mong muốn của đối phương một cách chính  đáng, một cách thoải mái là được.  

* Trước hết hãy hiểu tính cách của chính mình 

Có người cho rằng, chất xúc tác duy trì mối quan hệ tốt đẹp đó là hãy coi bản thân mình  như đối phương, thường xuyên suy nghĩ ở lập trường của đối phương. Vấn đề này nói ra thì  xem chừng rất dễ dàng, nhưng bắt tay vào làm thì thật khó khăn. Bởi vì bạn muốn đứng  trên lập trường của đối phương thì bạn nhất định phải thực sự am tường cách thức giải  quyết công việc cũng như đặc trưng tính cách của đối phương. Sau khi rất am hiểu về đối  phương rồi thì sau khi gặp vấn đề mới có thể đặt bản thân mình ở lập trường quan điểm  của đối phương, nghĩ xem nếu bản thân mình gặp phải một vấn đề như thế này, sẽ làm thế nào để giải quyết vấn đề tốt nhất, và lại nghĩ xem anh ta sẽ giải quyết vấn đề như thế nào.  Nói tóm lại, đưa mình và đối phương ra làm một phép phân tích so sánh, xem kết quả xem  nếu như phán đoán sai lầm, thì là biểu thị sự thất bại. Tất nhiên bản thân cũng cần phải có  sự hiểu biết nhất định về cá tính, đặc điểm của mình thì mới được. 

Một người không thể không hiểu về tính cách của chính mình, đồng thời cũng cần phải  quan tâm đến tâm trạng của người khác, phải biết suy nghĩ vì người khác. Bởi vì có hiểu  được những lỗi lầm bản thân đã phạm phải thì mới có thể hiểu được tâm trạng của người  khác khi phạm phải lỗi lầm giống như vậy, cũng mới có thể chỉ dẫn cho người khác chuyển  biến tâm trạng đau khổ hoang mang không biết làm thế nào, tất nhiên có thể trước đây  chúng ta cũng đã nhận được sự giúp đỡ như vậy. Do đó mà hiểu về mình, mới có thể đi hiểu  về người khác, đứng trên lập trường của người khác suy nghĩ cho họ thì mới có thể đặt  mình vào đó mà lo nghĩ cho họ. Đây cũng là một yếu tố không thể thiếu để xây dựng mối  quan hệ xã hội. Tuyệt đối không nên đối đãi người khác bằng thái độ tự phụ, ngạo mạn và  coi thường người khác. 

* Đệ nhất binh pháp không chiến mà thắng 

"Thiên mưu công" trong pháp tôn tử đã nói: "thị cố bách chiến thắng, phi thiện chi thiện  giả dã, bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã. Cố, thượng binh phạt mưu,  kỳ thứ phạt giao, kỳ thứ phạt binh, kỳ thứ công thành. Công thành chi pháp vi bất đắc dĩ dã".  Vì vậy, trăm trận trăm thắng vẫn chưa phải là giỏi trong hạng tướng giỏi. Không đánh mà  đối phương chịu khuất phục mới thật là người tài giỏi trong những người giỏi. Cho nên,  thượng sách trong việc dùng binh là đánh bằng mưu cơ, thứ đến là đánh bằng ngoại giao, thứ đến nữa là đánh bằng trận địa chiến, kém nhất là công hãm thành trì. Công hãm thành  trì chỉ là việc bất đắc dĩ. Sắm sửa khí giới đánh thành, lại đắp thành luỹ cao để hãm thành,  phải mất rất nhiều thời gian, có thể là mấy tháng, chưa biết chừng là nửa năm, cả năm và  hơn thế nữa. Nếu mà tướng quân nóng giận không chờ chuẩn bị đủ, thúc quân sĩ leo thành,  ba phần chết mà thành chưa hạ thì tai hại làm thiệt quân mình. 

Cho nên Tôn Tử cho rằng, kẻ giỏi dùng binh, khuất phục được quân đội của người mà  không cần chiến trận, hạ được thành người mà không cần công kiên, huỷ diệt nước người  mà không dây dưa ngày tháng, tất phải có mưu kế toàn thắng tranh trong thiên hạ. Cho nên,  binh lực không hao tổn mà thu được lợi hoàn toàn. Đó là cương lĩnh của phép mưu công  vậy. 

Tôn tử cho rằng, khi tác chiến, coi lượng thương vong binh sĩ hai bên ít nhất làm lí  tưởng, coi việc hai bên không thương vong làm tượng trưng cho trí tuệ và để đạt được trí  tuệ đó thì buộc phải có năng lực phán đoán "biết địch biết ta" đó. 

Quan hệ giữa con người với nhau, chẳng phải cũng là như vậy đó sao? Tấn công người  khác, sử dụng vũ khí, dùng vũ lực uy hiếp người khác nghe theo quan điểm, chủ trương của  mình, cách làm đó sẽ không bao giờ có thể xây dựng nên mối quan hệ qua lại tốt đẹp; chẳng  thà hãy thành tâm thành ý tiếp nhận đối phương và cũng hãy để đối phương thành tâm  thành ý tiếp nhận mình, đây mới là nghệ thuật khéo léo nhất để có thể cùng chung sống với  người khác. 

* Làm sao hiểu được mong muốn của người khác

Khi bất đắc dĩ phải thiết lập quan hệ hữu hảo với một ai đó, cách thức tốt nhất là quan  điểm chủ quan với tư tưởng chủ đạo là bỏ qua để hoà nhập, tiếp xúc với đối phương bằng  thái độ khiêm tốn. Thoạt nghe điều này dường như không phải là một chuyện dễ dàng, bởi  vì con người ta rất dễ dàng cân nhắc vấn đề theo tiêu chuẩn thước đo của mình, nhìn nhận  người khác bằng con mắt của mình, rất dễ dẫn tới mất tính khách quan. Có điều, chúng ta có  thể trò chuyện giao tiếp với đối phương bằng đức tính khiêm tốn, trong cuộc nói chuyện,  chúng ta có thể rút ra kết luận qua quá trình quan sát, phán đoán đối phương là một người  không biết cách bày tỏ ý muốn của bản thân, hay là một người thâm trầm, thận trọng; là  một người khó tính, chuyên bới móc mọi chuyện, hay là một người dễ dãi, thoáng đãng. Khi  bạn giao tiếp với người khác bằng thái độ am tường, bạn sẽ phát hiện thấy rằng mọi việc  đều đã có biến đổi, tấm lòng trở nên rộng mở hơn, điều đó có thể giúp bạn hiểu về đối  phương hơn. Tất nhiên, lời nói hành động thống nhất cũng là điều vô cùng quan trọng và 

không thể hấp tấp nóng vội, tốt nhất trước hết hãy bình tĩnh để quan sát khắp một lần. Nếu  như phát hiện đối phương là một người lời nói và hành động không thống nhất, nên có sự cảnh giác, đề phòng để tránh phát sinh sự nguy hiểm. Làm theo cách thức này, diễn tập lại  vài lần, sẽ khiến bạn suôn sẻ mọi chuyện trong việc thiết lập quan hệ xã hội của mình. 

* Để đối phương thực sự hiểu được mong muốn của bạn 

Quan tâm đến người khác thì cần phải đứng trên lập trường, quan điểm của họ mà suy  nghĩ cho họ. Muốn hiểu về đối phương, tất nhiên sẽ muốn biết đến tất cả mọi chuyện gì liên  quan tới họ. Trong số những việc này, điều đáng quan tâm nhất bao gồm phong cách sống,  quan niệm giá trị, cá tính và cả cách thức xử thế của đối phương. Vì vậy khi giao tiếp với đối  phương, bất cứ một chi tiết nhỏ nhặt nào có liên quan cũng không thể bỏ lỡ. Tất nhiên rằng  nếu tích cực hơn một chút thì có thể không dùng tới cách nói xa xôi, bóng gió, cạnh khoé mà  dùng cách trực tiếp để thu được thông tin. Khi đó lại cần phải dùng đến một số yếu tố nghệ thuật nói chuyện, rồi làm thế nào để khiến cho đối phương hiểu hết được ý muốn của mình,  đó là một điều hết sức quan trọng. 

Khi chúng ta nỗ lực muốn hiểu được hàm ý trong câu chuyện của đối phương, bạn sẽ phát hiện ra rằng đối phương cũng đang cố gắng muốn hiểu được hàm ý của bạn. Và khi hai  bên trao đổi, trò chuyện với nhau, điều kị nhất là không nên tranh lời nói, độc thoại hết  chương này đến hồi khác, nói không khác gì súng liên thanh nã đạn, vậy bạn nên làm gì?  Bạn nên chăm chú lắng nghe xem đối phương đang nói gì. Chuyên tâm lắng nghe, điều này  có thể làm yên ổn tâm trạng của đối phương, khiến cho đối phương có cảm giác yên tâm.  Sau đó hãy đưa ra chất vấn của mình, nói rõ quan điểm của mình, lúc này những quan điểm  mà chúng ta đưa ra mới dễ dàng được đối phương tiếp nhận nhất. 

* Làm sao không để hiểu lầm nảy sinh? 

Mỗi một người, do môi trường sống khác nhau tạo nên cá tính, suy nghĩ và dẫn tới cả quan niệm giá trị đều khác nhau. Khi gặp phải những việc mới phát sinh, dễ dàng giải quyết  toàn bộ sự việc với thể nghiệm của bản thân, dễ dàng đưa ra phán đoán với thái độ chủ quan. Vì vậy mà đối với những sự vật bên ngoài phạm vi kinh nghiệm bản thân, sẽ không  thể tìm ra được biện pháp giải quyết vấn đề và những lí giải sai lầm sẽ nảy sinh ra một cách  tự nhiên. Còn đối với một người có kinh nghiệm, sự từng trải phong phú, có thể nhận thức  về đối phương hết sức nhanh lẹ, nắm rõ cá tính của đối phương, nhưng những tích luỹ kinh  nghiệm này không phải là lúc nào cần là có ngay. Thông thường phải sau khi người ta giao  tiếp với nhau thì mới phát hiện ra, vốn dĩ trước đó có rất nhiều chỗ lí giải sai lầm. Vì vậy  trước khi thực sự có thể hiểu được một người, cần phải nếm trải rất nhiều sai sót, con  đường nhận biết cũng không phải là con đường bằng phẳng, thênh thang. Chỉ cần nói  chuyện với đối phương mấy lần đã cho rằng rất hiểu đối phương, đây là một tư tưởng sai  lầm. 

Hiểu một người, thực sự là một chuyện khó khăn, hơn nữa còn phải cần thời gian. Và để đối phương hiểu mình cũng như vậy, tuyệt đối không thể nóng vội, đến thời điểm đó tự nhiên sẽ có thể có sự hiểu biết đó, một chút hiểu lầm nào đó cũng là điều hết sức dễ hiểu. 

Tất nhiên, mỗi một người đều hi vọng đối phương có thể hiểu mình, nghĩ mọi chuyện cho  mình, nhưng nếu quá nóng vội, thì có thể làm hỏng mọi việc, hi vọng mọi người đều có lòng  kiên trì, bền bỉ. 

Cần nhớ, hiểu lầm nảy sinh là trách nhiệm từ hai phía. 

* Làm sao để người ta không ghét mình? 

Trên thế giới có một loại người trông vẻ bề ngoài thì luôn tươi cười, thái độ cũng hết  sức nhiệt tình, thân mật, nhưng lại chuyên môn nói xấu người khác sau lưng, có ý đồ xấu, vu  cáo hãm hại người khác, đúng như kiểu "tiếng cười giấu dao găm" vậy. Cho dù mọi người  đều ghét bỏ họ, họ dường như chưa bao giờ có cảm nhận thấy điều đó vậy. Quan sát một  cách tỉ mỉ đối tượng này, chúng ta thấy họ cùng có một điểm chung, đó chính là, cho dù làm  bất cứ việc gì, đều tỏ rõ chủ nghĩa bản vị, luôn làm mọi việc trên lập trường nào phù hợp với  lợi ích của bản thân họ và những hành vi của loại người này có những đặc trưng dưới đây:  luôn luôn bày tỏ ý muốn của mình với thái độ phủ định. Thích vạch tội, nói xấu người khác  sau lưng. Sắc mặt luôn sa sầm, âm u, trầm lắng không có sức sống. Không muốn thông cảm  cho thất bại của người khác. Luôn tỏ ra lạnh nhạt với những chuyện mà người khác gặp  phải. Luôn hành động đơn phương. Biểu hiện về tốt xấu quá lộ liễu. Lấy địa vị, năng lực kinh  tế và ngoại hình xấu đẹp của đối phương để quy định thái độ đối xử đối với họ. Nội dung  câu nói hoàn toàn lấy mình làm trung tâm. Không có quan điểm quần chúng, cũng không có  tinh thần hòa hợp. Không suy xét đến tâm tư, nguyện vọng của đối phương. Làm bất cứ điều  gì đều quy về cái "lợi ích" làm điểm xuất phát. Do đố kị, ghen ghét với người khác cho nên tỏ ra nịnh bợ, luồn cúi thái quá. Mặc dù bản thân không có chút thực lực gì, nhưng cũng tạo ra  được một chút thành tựu. Luôn cố làm ra vẻ, thái độ nghênh ngang, phách lối. Khắt khe với  người khác, thoải mái với mình. 

* Làm thế nào để nắm bắt tâm trạng của người khác 

Cho dù một người nào đó có lí tính, lạnh lùng, ý chí kiên cường thế nào đi chăng nữa,  cũng đều là người có tình cảm. Lí tính có thể dễ dàng lí giải được, tình cảm lại không thể kìm  nén, thường sẽ xảy ra những tình huống không thể kiềm chế được. Nhiều việc nếu chỉ dựa  vào tình cảm thì sẽ không thể rút ra kết luận cuối cùng cũng như không thể lần tìm ra đầu  mối ngọn ngành. Nhưng rất nhiều việc lại có thể xử lí bằng lí trí. Cứ lấy người phương Đông  chúng ta ra làm ví dụ! Chúng ta có thể phát hiện ra rằng người phương Đông là người rất  trọng làm việc theo tình cảm, khi suy nghĩ về sự việc đa phần thường lấy tình cảm làm tiền  đề. 

Khi quan hệ với người khác, yếu tố lí tính cố nhiên rất quan trọng, thế nhưng cũng  không thể coi nhẹ vấn đề tâm tư của đối phương, đối xử về phương diện tình cảm cũng hết  sức quan trọng. Trong đối nhân xử thế, nếu như chúng ta có thể dùng một phần lí tính, nửa  

phần cảm tính trong giao tiếp với người khác, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng quan hệ với  người khác sẽ trở nên thân thiết thậm chí sâu sắc hơn, sức mạnh kết hợp giữa hai người sẽ càng lớn hơn.

Thế nhưng, tình cảm con người thường tồn tại theo những cách thức vô cùng khó lí giải  và luôn biến đổi khôn lường, ngay cả bản thân ta, chủ thể tình cảm, cũng không thể đoán  định rõ ràng được mức độ tình cảm của mình. Huống hồ, muốn để người khác hiểu tình cảm  của chúng ta, thật còn khó hơn gấp trăm vạn lần thế. Làm sao nắm bắt tình cảm của người  khác biến động như thế nào, tính cách của họ thay đổi ra sao, là một mấu chốt quan trọng;  mà dựa vào chính nhóm máu để nắm bắt cá tính, khí chất của một người tiến tới nắm bắt  chiều hướng phát triển tình cảm của họ, lại là một phương pháp vô cùng kì diệu.

Bài viết cùng chủ đề

Quẻ Địa Phong Thăng (Quẻ số 46 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Địa Phong Thăng (Quẻ số 46 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 46 Quẻ Địa Phong Thăng Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Tỵ  - Căn Duyên Tiền Định

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Tỵ - Căn Duyên Tiền Định

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Lương Duyên Tiền Định Người Tuổi Tỵ - Xem Tuổi Chọn Vợ Chọn Chồng