Quẻ Hỏa Sơn Lữ (Quẻ số 56 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 118 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 56 Quẻ Hỏa Sơn Lữ Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Hỏa Sơn Lữ là quẻ số 56 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 56 Quẻ Hỏa Sơn Lữ?

Tượng quẻ: Quẻ Hỏa Sơn Lữ (Quẻ số 56 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 旅小亨, 旅貞吉.
Dịch âm: Lữ tiểu hanh, lữ trinh cát.
Dịch nghĩa: Quẻ Lữ nhỏ hanh thông sự đi đường chính bền tốt.
Giải nghĩa: Lữ là ky lữ, núi đậu ở dưới, lửa bốc ở trên, là tượng “bỏ chỗ ngưng đậu không ở” cho nên là lữ. Lấy hào Sáu Năm được chỗ giữa ở ngoài, mà thuận với hào Dương ở trên và dưới Cấn đậu mà Ly thì bám vào chỗ sáng, cho nên lời chiêm của nó là thể nho nhỏ hanh thông. Hành lữ không phải chỗ ở thường, hình như có thể cẩu thả, song “đạo” không chỗ nào không ở, cho nên việc hành lữ cũng có chỗ chính của nó.
Loại Quẻ:  Bình Hòa (Vô cữu - không lỗi)
Tốt cho việc:  xuất hành, khởi sự.

Ứng dụng Quẻ Hỏa Sơn Lữ Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Nhà kinh doanh sống trên vũ đài kinh doanh giống như chiến đấu trên chốn giang bồ, bay giống như đi trên dây thép không thể ngừng lại, vì thế tục ngữ nói: “buôn bán vất vả” là vì thế. 

Quẻ Lữ bao hàm ý xao động, không an định. 

Trong giai đoạn mới sáng lập một xí nghiệp kinh doanh, nhà doanh nghiệp khó tránh khỏi cảnh vất vả, gian nan, cùng khổ, lưu linh, và trong lòng chứa đựng không biết bao nhiêu sự phiền não, nên thường xuyên bực bội, không vui. Nhưng tất cả những điều này đối với một nhà doanh nghiệp kiên cường chính là những khảo nghiệm thử thách, những khiêu chiến và cũng là những cơ hội để phấn đấu đi đến thành công. Cổ nhân dùng quẻ Lữ tượng trưng tình huống không được an cư lạc nghiệp, phải thay đổi chỗ làm ăn liên tục trước khi thành tựu được một sự nghiệp kinh doanh vững chắc. Quẻ Lữ chính là hình dung những hành động thăm dò chưa an ổn, những tình hình lưu lạc mà nhà doanh nghiệp không thể không trải qua trước khi sáng lập được một cơ sở cố định vững chắc. 

Thoán từ quẻ Lữ của kinh Dịch nói: “Lữ trinh cát dã. Lữ chí thời, nghĩa đại hỉ tại.” Dịch nghĩa “Đi xa quê nhà, trinh chính thì tốt. Thời xa nhà, nghĩa của nó rất lớn vậy.” 

Khổng phu tử, vì muốn thành tựu lý tưởng và sự nghiệp của mình, đã từng chu du liệt quốc, ông thấu hiểu được cuộc hành trình vất vả như thế nào, tất nhiên ông đã khắc ghi vào tâm khảm. Nhưng Khổng phu tử cho rằng những tâm trạng bất an mà kẻ lữ khách cảm nhận tuyệt đối không phải là việc xấu, mà chính là những việc rất tốt mang nhiều ý nghĩa. 

Bên cạnh nhà tôi từng có một vị cán bộ cấp cục trưởng, dưới sự thúc giục của trào lưu kinh tế dâng cao, ông cương quyết từ chức và dấn thân vào đường kinh doanh. Ông ra vào mỗi ngày, tâm trạng đầy bất an. Vợ ông ta thường than thở với tôi, trong ba năm đầu tiên bước vào đường thương mại, hầu như không có ngày nào ông nghỉ ngơi ở nhà. Bà nói: “Anh xem đấy, ông ấy có ngày nào nghỉ ngơi đầu, luôn luôn chạy đi chạy về.” Bà vợ không biết làm sao nữa, bất lực nói tiếp: “Năm đầu ông ấy hầu như cứ lui tới vùng biên giới Mông Cổ, chẳng lúc nào dừng chân, nửa năm sau đó ông ấy ở biên giới Trung - Nga, hầu như chẳng có thời giờ gọi điện thoại về nhà; năm thứ hai ông ấy tới tới lui lui đảo Hải Nam, sau đó đến ba tỉnh Đông Bắc; năm thứ ba hầu như ở luôn bên các nước Đông Nam Á, như Thái Lan, Miến Điện, và ở Vân Nam luôn một năm; ổng đâu có nhà để mà quay về.” 

Vị cán bộ này tôi đã từng quen biết, bắt đầu, ông ta buôn bán đồ nhôm phế liệu, đồng phế liệu; từ biên giới Trung - Nga ông vận chuyển về, thoạt đầu là trao đổi hàng hóa hai chiều, sau đó không có lời, ông lại đổi qua buôn bán quần áo, bắt đầu từ những chiếc áo bành tô to và dài do người Nga đặt mua; kế đó ông bắt đầu mở hãng may quần áo sẵn. Trong ba năm, có thể nói ông “Lữ” khách này đi khắp cả nước Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á; cuối cùng sau khi trải qua ba năm lăn lộn vất vả, và trong buôn bán thua lỗ, ông đã xây dựng được một gia nghiệp lớn, thành một vị “đại gia” thời nay. 

Muốn xây dựng sự nghiệp lớn, tất nhiên người ta phải trải qua những việc làm ăn thăm dò đầy giao động, bất an. Quẻ Lữ đã vạch ra con đường để ứng phó với công cuộc làm ăn đầu xáo trộn của người lữ khách doanh nghiệp khi chưa có cơ sở vững vàng. Sau đây có mấy đoạn để dẫn chứng: 

“Lữ tỏa tỏa, chỉ cùng tại dã.” Dịch nghĩa “Lữ khách xa nhà mà làm việc nhỏ nhen, là chí đã cùng, nên tại hại vậy.” Y muốn nói rằng, ra kinh doanh ở ngoài, nhất định phải nghỉ ngơi ở quán trọ (lữ tức thứ), còn phải mang theo tiền lộ phí, hai điều này giống như được một cậu đầy tớ nhỏ trung thành đáng tin cậy. “Điểu phần kỳ sào, lữ nhân tiên tiểu hậu hào đào, tảng ngu vu dị, hung. Dịch nghĩa “Chim bị cháy tổ, kẻ xa nhà trước cười, sau khóc; mất trâu (bò) ở nơi dễ dãi, xấu.” 

Ý muốn nói rằng, một nhà doanh nghiệp trên đường đi xa làm ăn, không thể có tính quật cường, ngạo mạn, bởi vì cái tính quật cường đó làm cho người khác chán ghét. Cái tính quật cường đó biểu hiện ra ngoài mặt, với cái vẻ dương dương tự đắc, cuối cùng sẽ dẫn đến cảnh tự kêu gào khóc lóc (hình dùng lỗ lã). Điều này giống như tổ chim bị đốt cháy tiêu tan, không có chỗ để an thân. Cổ nhân còn ví dụ như mất con trâu (bò) (trâu bò là loài có đức tính nhu thuận), nên nguy hiểm đến với bạn; và do chính cái tính quật cường của bạn mang đến cái phiền phức không cần thiết này. 

Trên vũ đài của cuộc sống con người, kinh doanh không phải là một việc dễ dàng. Đối với một nhà doanh nghiệp, đi xa nhà để làm ăn đã là một điều cực kỳ khó khăn, huống chi muốn tiến hành một công cuộc kinh doanh đến thành công càng khó khăn hơn. Muốn cho mọi việc thành tựu, ta phải tiếp tục chiến đấu trên chốn giang hồ, nhưng khi dấn thân vào chốn giang hồ, ta không thể quên những lời dặn dò trong quẻ Lữ của kinh Dịch.

Bài viết cùng chủ đề

Những Truyền Thuyết Liên Quan Đến Phong Thủy: Giải đáp những bí ẩn trong phong thủy

Những Truyền Thuyết Liên Quan Đến Phong Thủy: Giải đáp những bí ẩn trong phong thủy

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Những Truyền Thuyết Liên Quan Đến Phong Thủy: Giải đáp những bí ẩn trong phong thủy

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Mùi - Căn Duyên Tiền Định

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Mùi - Căn Duyên Tiền Định

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Mùi - Căn Duyên Tiền Định