Quẻ Trạch Sơn Hàm (Quẻ số 31 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 142 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 31 Quẻ Trạch Sơn Hàm Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Trạch Sơn Hàm là quẻ số 31 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 31 Quẻ Trạch Sơn Hàm?

Tượng quẻ: Quẻ Trạch Sơn Hàm (Quẻ số 31 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 咸亨, 利貞, 取女, 吉。
Dịch âm: Hàm hanh, lợi trinh, thù nữ, cát.
Dịch nghĩa: Quẻ Hàm hanh, lợi chính, lấy con gái, tốt.
Giải nghĩa: Hàm là giao cảm. Đoái mềm ở trên, Cấn cứng ở dưới, mà cùng cảm ứng với nhau. Lại, Cấn chủ đậu, thì sự cảm được chuyên nhất. Đoái chủ đẹp lòng thì sự ứng đến tột bậc. Hàm tức là cảm, nhưng không nói cảm, vì hàm còn có nghĩa nữa là đều, tức là trai gái cảm lẫn nhau vậy. Các vật cảm nhau, không gì thiết tha bằng trai với gái mà hạng tuổi trẻ càng thiết tha hơn. Các vật cảm nhau thì có lẽ hanh thông, cho nên quẻ Hàm mới có lẽ hanh. Lợi trinh nghĩa là cái đạo cảm nhau, lợi về sự chính.
Loại Quẻ:  Cát hanh
Tốt cho việc:  Công danh sự nghiệp: nhiều tài lộc, thăng tiến Tình duyên - Gia đạo: Hôn nhân hòa hợp, viên mãn

Ứng dụng Quẻ Trạch Sơn Hàm Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Đất đai hấp thu nước mà có thể nuôi được cây cỏ tươi tốt; làm bất cứ sự việc gì, đồng khí mới có thể tương cầu, đó là triết lý sâu sắc của thương trường. 

Quẻ Hàm bao hàm ý nghĩa, người và sự vật, người và người cảm ứng với nhau. 

Trên đời, giữa vật và vật, giữa người và người luôn luôn tồn tại một cảm giác tương ứng với nhau. Đó là một hiện tượng căn bản của xã hội con người và thế giới tự nhiên. 

Trong kinh doanh, cùng cùng một lý đó. Bất luận một ngành nghề làm ăn nào, đều không thoát khỏi sự liên hệ giữa người và vật, giữa người và người. Muốn cho một công cuộc làm ăn hoạt động được và đi đến thành công, cái tốt nhất là hai bên đều có lợi; nếu không tạo được lòng tin cậy của đối tác, cảm thông nhau, tương hợp nhau trong quan hệ giữa hai bên, thì việc làm ăn sẽ không thành. Điều này giống như đất đai hấp thu nước để nuôi dưỡng cây trái và ngũ cốc vậy. 

Tượng của quẻ Hàm nói: “Sơn thượng hữu trạch, Hàm; quân tử dĩ hư thụ nhân.” Dịch nghĩa: “Trên núi có đầm nước, là cảm ứng; quân tử xem đó mà lấy lòng rỗng rang như hư không mà tiếp đãi người.” Ý muốn nói rằng, hạ quái là Cấn, tượng núi; thượng quái là Đoài, tượng đầm nước. Ở trên nước thấm thấu xuống dưới, đất đai của núi hấp thu chất nước, kết thành quan hệ cảm ứng giữa hai bên, và làm tươi tốt lẫn nhau. Trong sinh hoạt của xã hội, trong hoạt động kinh doanh con người đang sinh hoạt trong xã hội và những người đang làm một ngành kinh doanh nào đó cần phải thông cảm nhau, dung hợp nhau, mới có thể làm cho công việc mua và bán của hai bên đều có lợi. 

Hoạt động kinh doanh của xã hội, như một việc mua bán, không thể chỉ nghĩ đến cái lợi của một bên; nếu cứ mong cầu cho bên mình có lợi mà không kể đến lợi ích của bên đối tác, thì công cuộc mua bán đó khó thành; cho dù có thành công, cũng e rằng đó là con đường gian trá lừa gạt người để thu lợi. “Hàm” có ý nghĩa là “cảm”, nghĩa là con người phải cảm ứng nhau, thông cảm nhau, dung hòa với nhau. Trong quyển “Phú Quốc luận” của Smith đã trình bày đầy đủ nguyên lý kinh tế hiện đại là “Hợp tác mới có thể đạt được sự phú cường.” 

Ngày nay, người nào cũng muốn ra buôn bán làm ăn. Do đó các cơ sở kinh doanh mọc lên như cây trong rừng; các thủ đô kinh tế, các thành phố thương mại xuất hiện càng lúc càng nhiều, càng mở càng lớn, tùy theo sự phát triển kinh tế và các thương phẩm, và do đó rất nhiều người “bơi vào biển thương mại”. Người ta luôn luôn nghe bàn luận về những “đại gia” nào đó, vị giám đốc nào đó, cổ phiếu của công ty nào đó, kỳ hóa của xí nghiệp nào đó hay phòng doanh nghiệp địa ốc nào đó, thế đang hưng vượng như lửa bốc cao, khiến cho người ta phải le lưỡi thán phục. Những đại đa số còn ở trong giai đoạn buôn mù bán chột (xin lỗi đã nói thẳng thắn), không trách sao trên thương trường bây giờ phát sinh nhiều trò lường gạt, nhiều hàng giả mạo xuất hiện, làm cho tiền vay càng lúc càng chồng chất, lòng con người càng lúc càng ngờ vực lẫn nhau; cho nên trên thương trường, người ta cứ kêu khổ không ngừng: “Ngày nay mọi người không tạo được mối quan hệ tin cậy lẫn nhau, việc mua bán thực sự khó mà làm được.” 

Có người còn nói: “Bạn tin tưởng người nào, thì khi làm ăn bạn sẽ bị người đó lừa gạt.” Có thực vậy chăng? Hiện giờ đích xác là như vậy. Những cái gương lừa gạt này tôi đã thấy nhiều, không mới mẻ gì. Trong việc thương mại, hình như chữ “thương” chính là sự cạnh tranh, chính là “vô thương bất gian”, nghĩa là “không gian trả thì không làm thương mại được.” Điều này đáng để cho chúng ta nghiền ngẫm. 

Quẻ Hàm còn nói: “Trinh cát, hối vong vị cảm, hại dã; đồng đồng vãng lai, vị quang đại dã.” Dịch nghĩa: “Trinh chính thời tốt, hối hận mất đi; chưa thông cảm nên bị hại vậy. Bối rối mà đi lại, là chưa sáng sủa nhiều vậy.” Lời này muốn chỉ dẫn chúng ta lúc làm ăn thì phải giữ ngay thẳng, làm cho hai bên đều có lợi, mới có thể giải trừ những sự việc đáng tiếc đang bắt đầu mảnh nha. Nếu như có tâm bất chính, chỉ nghĩ cái lợi của riêng mình, thì tinh thần sẽ bất an, cuối cùng chỉ gây bất lợi cho mình. 

Thời Đông Tấn, có một vị cao tăng là Huệ Viễn nói một câu bao hàm triết lý sâu sắc: “Dịch, lấy cảm ứng là chủ thể.” (Trích dẫn từ “THẾ THUYẾT TẪN NGỮ) ý muốn nói rằng, làm bất cứ một công việc gì, (kể cả việc làm ăn buôn bán) đồng khí mới có thể tương cầu. Cái “đồng khí” này, cái “tương cầu” này, nếu hiểu cho tinh tế, là triết lý đưa những người kinh doanh chúng ta nhẫn nại đi đến thành công và thu được phúc lợi. Lời nói này, bạn có tin không? Tốt nhất bạn hãy thử làm một lần xem, có được không? 

Bài viết cùng chủ đề

Quẻ Địa Phong Thăng (Quẻ số 46 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Địa Phong Thăng (Quẻ số 46 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 46 Quẻ Địa Phong Thăng Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Thảo Luận Về Những Nguyên Tắc Khi Đặt Tên Con

Thảo Luận Về Những Nguyên Tắc Khi Đặt Tên Con

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Thảo luận về những nguyên tắc khi đặt tên cho con sao cho hay, tránh bị trùng lặp, dễ nhớ, mang nhiều ý nghĩa, hàm ý sâu sắc

Luận Về Sao Thái Dương

Luận Về Sao Thái Dương

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Luận Về Sao Thái Dương