Số Hà Lạc Là Gì? Từ Bát Tự Đến Số Và Quẻ Hà Lạc

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 14 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 22/11/2022
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Số Hà Lạc Là Gì? Bát Tự Chuyển Hình Ra Số Hà Lạc Như Thế Nào?

Số Hà Lạc tức là số Hà Đồ Lạc Thư gọi tắt.  

Trước khi tìm hiểu tại sao Hà Đồ Lạc Thư lại có số và những con số gì, thì ta hãy  cứ theo đúng những nguyên tắc mà phương pháp Hà Lạc đã đặt ra, để ta dựng thành  một công thức số Hà Lạc đi đã. Đây nói công thức là vì đường đi vào toán học toàn số là số mặc dù đơn sơ nhưng cũng cần phải nhớ thì mới tính được Hà Lạc.  

Trên đầu Chương A đã nói: Số Hà Lạc là do Bát tự chuyển hình mà thành. Vậy  phải lần lượt đi qua các giai đoạn chuyển hình ấy.  

Bát tự chuyển hình ra số Hà Lạc:

Bát tự chỉ có Can và Can Chi. Vậy muốn đổi Can ra số thì phải biết Bảng trị số (1) của Can và Chi.  

a). Bảng trị số của Can  

Mậu : 1  

Ất và Quý : 2  

Canh : 3  

Tân : 4  

Nhâm Giáp : 6  

 Số 5 đứng giữa không đi với Can nào.  

Đinh : 7  

Bính : 8  

Kỷ : 9  

Lưu ý 7: Chưa cần hiểu tại sao Can – Chi có những trị số ấy và tại sao sắp xếp  như trên, không theo thứ tự Giáp, Ất, Bính, Đinh v.v... sẽ có trang giải thích sau.  b). Bảng trị số của Chi  

Hợi Tý là Thủy : Sanh ở số 1, thành ở số 6.  

Tý Ngọ là Hỏa : Sanh ở số 2, thành ở số 7.  

Dần Mão là Mộc : Sanh ở số 3, thành ở số 8.  

Thân Dậu là Kim : Sanh ở số 4, thành ở số 9.  

Thìn Tuất - Sửu Mùi là Thổ: Sanh ở số 5, thành ở số 10.  

Biết 2 Bảng trị số rồi, bây giờ chỉ chiếu theo đó mà đổi Can – Chi ra số.  c). Áp dụng ví dụ 1  

Năm Tân 4 Dậu 4.9  

Tháng Quý 2 Tỵ 2.7  

Ngày Tân 4 Mão 3.8  

Giờ Nhâm 6 Thìn 5.10  

Ví dụ 2:  

Năm Bính 8 Dần 3.3  

Tháng Kỷ 9 Hợi 1.6  

Ngày Ất 2 Tỵ 2.7  

Giờ Bính 8 Tuất 5.10  

d). Thực tập.  

Độc giả lấy một mảnh giấy, viết đủ năm, tháng, ngày, giờ sanh sau đây, rồi An ra  Can Chi. Xong rồi đổi Can Chi ấy ra số Hà Lạc. Khi đổi xong, hãy xem đáp số ở dưới  để kiểm soát.  

Đề toán Hà Lạc

Tiếp đến Đồ Nam tiên sinh bèn đem Can Chi năm tháng, ngày, giờ sanh của con  người phối hợp với số của Lạc Thư, kết quả sau biết được cái mà trời đất phú bẩm  cho từng người nó dày mỏng như thế nào. Đạo Đại Dịch bỗng nhiên lại lóe sáng. Thật  đáng gọi là một cái công đối với Tiên Thánh. Kẻ học giả về sau, nếu coi đây như một  đồ chơi Kỷ Hà Học thì chẳng hóa ra rơi vào điều tự bạo tự khi lắm thay.  

  1. Năm Kỷ Sửu, tháng 3, ngày 26, giờ Dần  
  2. Năm Quý Tỵ, tháng 7, ngày 11, giờ Mùi.  
  3. Năm Ất Mùi, tháng 11, ngày 03, giờ Tỵ.  
  4. Năm Đinh Dậu, tháng 3, ngày 26, giờ Tuất.  

Lưu ý 8. Muốn làm những bài toán trên đây, cần luôn luôn nhớ 2 nguyên tắc Ngũ Dần và Ngũ Tý. Bảng 12 Tiết, Nguyệt biểu, Nhật biểu và 2 Bảng trị số Can Chi.  Tra Bảng Niên lịch ở cuối sách này.  

Bàn tay 12 Chi luôn luôn chuyển động, ngón tay cái chỉ trỏ vào các cung trên đốt  tay (Bàn tay này thật quan trọng chẳng cớ mà Bài Ca Kỳ Môn Giáp Độn phải có câu:  Trời Đất đều thu vào 1 bàn tay (Thiên Địa đô lai nhất chưởng trung).  Giải đáp: 

1). Năm Kỷ 9 Sửu 5.10  

 Tháng Mậu 1 Thìn 5.10 (Tiết Thanh Minh: 8-3).  

 Ngày Quý 2 Mùi 5.10  

 Giờ Giáp 6 Dần 3.8  

2). Năm Quý 2 Tỵ 2.7  

 Tháng Canh 3 Thân 4.9 (Tiết Lập Thu 29-6)  

 Ngày Nhâm 6 Dần 3.8  

 Giờ Đinh 7 Mùi 5.10  

3). Năm Ất 2 Mùi 5.10  

 Tháng Mậu 1 Tý 1.6 (Tiết Đại Tuyết 25-10).  

 Ngày Tân 4 Hợi 1.6  

 Giờ Quý 2 Tỵ 2.7  

4). Năm Đinh 7 Dậu 4.9  

 Tháng Giáp 6 Thìn 5.10 (Tiết Thanh Minh 6-3).  

 Ngày Đinh 7 Mão 3.8  

 Giờ Canh 3 Tuất 5.10  

Nguyên lai số Hà Lạc  

Đã biết: Hà là Hà đồ, Lạc là Lạc thư tức là cái Đồ biểu ở sông Hà, và cái sách ở sông Lạc. Nay muốn tìm hiểu sơ qua tại sao Hà Lạc có số và những con số gì, xin  trích dịch dưới đây một trang chữ Hán ở quyển 1 sách Hà Lạc Lý Số của Trần Hy Di  Tiên sinh tên là Trần Đoàn, tự là Đồ Nam, sanh ở cuối đời Đường (618-906), nước  Trung Hoa xưa.  

1-. Thiên nói về Hà Đồ

Xưa con Long Mã đội cái Đồ biểu có:  

1 chấm trắng, 6 chấm đen ở trên lưng gần đuôi.  

7 chấm trắng, 2 chấm đen ở trên lưng gần đầu.  

3 chấm trắng, 8 chấm đen ở bên tả lưng.  

9 chấm trắng, 4 chấm đen ở bên hữu lưng  

5 chấm trắng, 10 chấm đen ở giữa lưng.  

Vua Hy Hoàng cùng họ Đại Nao định nghĩa rằng:  

Số 1.6 ở phía dưới hợp phương Bắc sanh ra Thủy thuộc cung Tý Hợi.  Số 2.7 ở phía trên hợp phương Nam sanh ra Hỏa thuộc cung Tỵ Ngọ.  Số 3.8 ở phía Tả hợp phương Đông sanh ra Mộc thuộc cung Dần Mão.  Số 4.9 ở phía Hữu hợp phương Tây sanh ra Kim thuộc cung Thân Dậu.  Số 5.10 ở giữa hợp phương Tây sanh Thổ thuộc cung Thìn Tuất Sửu Mùi.  Địa Chi của Bát Tự bắt đầu có số từ đó:

Tiếp đến Đồ Nam tiên sinh bèn đem Can Chi năm tháng, ngày, giờ sanh của con  người phối hợp với số của Lạc Thư, kết quả sau biết được cái mà trời đất phú bẩm  cho từng người nó dày mỏng như thế nào. Đạo Đại Dịch bỗng nhiên lại lóe sáng. Thật  đáng gọi là một cái công đối với Tiên Thánh. Kẻ học giả về sau, nếu coi đây như một  đồ chơi Kỷ Hà Học thì chẳng hóa ra rơi vào điều tự bạo tự khi lắm thay. 

2). Thiên nói về Lạc Thư:  

Hình vẽ 

Con Rùa sông đội sách là một thứ đại quy, lưng có một vạch dài 2 vạch ngắn là  nét chữ.  

Gần đuôi có 1 chấm trắng.  

Gần đầu có 9 chấm tía.  

Lưng bên hữu có 2 chấm đen.  

Lưng ben tả có 4 chấm xanh biếc.  

Gần chân bên hữu có 6 chấm trắng.  

Gần chân bên tả có 8 chấm trắng.  

Sườn bên tả có 3 màu xanh lục.  

Sườn bên hữu có 7 màu đỏ.  

Giữa lưng có 5 chấm vàng.  

Tất cả gồm 9 vị trí và 7 màu sắc. 9 vị ấy định phương hướng. Còn nhân có 2  vạch mới đặt ra hào.  

  1. Chấm trắng gần đuôi là quẻ Khảm.  
  2. Chấm đen ở vai bên hữu là quẻ Khôn.  
  3. Chấm màu xanh lục ở sườn bên Tả là Chấn  
  4. Chấm biếc ở vai bên tả là Tốn.  
  5. Chấm trắng gần chân bên hữu là Kiền (hay Càn)  
  6. Chấm đỏ ở sườn bên hữu là Đoài.  
  7. Chấm trắng gần chân bên Tả là Cấn.  
  8. Chấm tía gần đầu là Ly.  

Số 5 ở giữa (trung ương) là cái cốt yếu để sinh ra 8 phương 8 quẻ. Lạc Thư là  cái biểu tượng do Thần quy sông Lạc mà có vậy.  

Lưu ý 9.  

a). Bản dịch trên theo đúng Nguyên văn chữ Hán con Long Mã hay con Thần  Quy. Có sự thực hay không điều đó phạm vi và mục đích của quyển sách này không  cho phép bàn đến. Dù có, dù không thì Hà Đồ Lạc Thư vẫn là 2 biểu tượng tối sơ cho  nền trí thức đời Thượng Cổ Á Đông, nó gồm nhiều môn học: Triết, Toán, Ngũ hành,  Phương vị v.v... Biểu tượng ấy đem dùng vào môn Lý Số để tìm hiểu Mệnh vận con  người, qua kinh nghiệm mấy ngàn năm, đã chứng minh cho thấy nhiều cái đúng về 

phương diện nào. Vậy thì nó không phải là không có Căn bản khoa học. Sở dĩ người  ta còn gọi môn Lý số là khoa học huyền bí là vì người ta chưa tìm được đủ điều kiện  để trình bày nó theo đúng phương pháp mới mà các khoa học ngày nay đòi hỏi.  

b). Mục đích của ban dịch trên là để đặt sự liên hệ về toán học giữa những Can  Chi của Bát tự với Hà đồ Lạc thư mà những con số được chọn làm Chủ điểm.  Về 12 Chi chỉ dùng phép tam đoạn luận sơ đẳng cũng nhìn thấy ngay liên hệ ấy.  Ví dụ: (Tiền đề) hành Thủy có số 1.6  

(Hậu đề) Tý Ngọ là Thủy.  

(Đoán Án) vậy Tý Ngọ có số 1.6.  

Các Chi khác cũng đồng Lý luận.  

Về 10 Can. Nhìn bảng trị số thấy có vẻ lộn xộn vì 2 lẽ:  

Hàng Can không sắp theo thứ tự cũ: Giáp, Ất, Bính, v.v... 10 Can phải đảo lộn  theo trật tự của hàng số 1, 2, 3... đến 9.

Những số 1, 2, 3... 9 đến với Can một cách đột ngột không có trung gian giới  thiệu, phải tìm trung gian ấy ở đâu?  

Tìm ở Lạc thư. Đó là 8 quẻ trong Bảng 10 Can phối quẻ sau đây mà còn gọi là  Bảng nạp giáp nữa.  

Bảng 10 Can phối quẻ (Nạp Giáp)  

8 quẻ trên Lạc Thư của Trần Quy đều có con số.  

10 Can theo 8 Quẻ ấy, nên cũng được phối vào những con số ấy.  Mậu theo Khảm nên được phối số 1 của Khảm.  

Ất – Quý theo Khôn nên được phối số 2 của Khôn.  

Canh theo Chấn nên được phối số 3 của Chấn.  

Tân theo Tốn nên được phối số 4 của Tốn.  

Số 5 đứng giữa một mình.  

Nhâm Giáp theo Kiền nên được phối số 6 của Kiền.  

Đinh theo Đoài nên được phối số 7 của Đoài.  

Bính theo Cấn nên được phối số 8 của Cấn.  

Kỷ theo Ly nên được phối số 9 của Ly.  

Để cho dễ nhớ, độc giả biết chữ Nho, nên học thuộc lòng mấy câu sau đây:  Bát tự Thiên Can phối quái lệ 

  1. G. tòng Kiền số, Â. Q. hướng Khôn cầu.  

C lai chấn thượng lập, T. tại Tốn phương du.  

  1. Ư. Cấn môn lập: K. dĩ Ly vi đầu.  
  2. tu Khảm xứ xuất Đ. hướng Đoài gia lưu.  

Tìm tổng số âm và tổng số dương:

Bát tự đã chuyển hình hết ra số Hà Lạc cả rồi. Bây giờ phải sắp xếp Âm với Âm,  Dương với Dương, để làm 2 toán cộng, tìm 2 tổng số Âm và Dương.  1). Trước hết phải biết sắp xếp theo trật tự nào?  

Theo trật tự 

Tuổi Dương nam Âm nữ thì Dương trên Âm dưới.  

Tuổi Âm nam Dương nữ thì Dương dưới Âm trên.  

Thế nào là tuổi Dương – Nam Âm - Nữ?  

Đàn ông mà Can Chi của năm là Dương như Giáp Dần, Bính Thìn v.v... là  dương nam.  

Đàn bà mà Can Chi của năm là Âm như Ất Mão, Đinh Tỵ v.v... là Âm nữ.  

Trái lại:  

Nếu đàn ông mà Can Chi năm là Âm như Ất Mão, Quý Tỵ v.v... là Âm nam.  Nếu đàn bà mà Can Chi năm là Dương như Giáp Dần, Bính Thìn v.v... là Dương  nữ.  

2). Thông qua điều lệ nội quy rồi, bây giờ áp dụng  

Ví dụ 1:  

Năm Kỷ 9. Sửu 5.10 tuổi Âm Nữ (Dương trên Âm dưới).  

Tháng Mậu 1. Thìn 5.10  

Ngày Quý 2. Mùi 5.10  

Giờ Giáp 6. Dần 3.8  

Sắp xếp (1)  

Tổng số Dương (Số lẻ): 9 + 1 + 5 + 5 + 5 + 3 = 28  

Tổng số Âm (Số chẵn): 2 + 6 + 10 + 10 + 10 + 8 = 46 (2)  

Ví dụ 2:  

Năm Đinh 7 Dậu 4.9 (tuổi Âm Nam, Âm trên Dương dưới).

Tháng Giáp 6 Thìn 5.10  

Ngày Đinh 7 Mão 3.8  

Giờ Canh 3 Tuất 5.10  

Tổng số Âm : 6 + 4 + 10 + 8 + 10 = 38  

Tổng số Dương : 7 + 7 + 3 + 9 + 5 + 3 + 5 = 39  

Cước chú:  

1). Sắp xếp dọc ngang, xuôi ngược tùy ý, miễn là số Âm phải vào hàng Âm, số Dương vào hàng Dương. Và nhớ đếm 2 hàng, tất cả có 12 con số, đừng bỏ sót con  số nào (vì 4 Can là 4 số, 4 Chi là 8 số, cộng là ra số).  

2). Tổng số Dương có thể là 1 số lẻ hay số chẵn. Còn tổng số âm bao giờ cũng  là số chẳn (vì lẻ số cộng với số lẻ có thể thành chẳn như 1 + 3 thành 4, còn số chẵn  cộng với số chẵn thì vẫn là chẵn như 2 + 4 là 6).  

Tổng số chuyển hình ra quẻ: 

Từ khi lọt lòng mẹ ra, ngày sanh tháng đẻ đã chuyển ra Bát tự là một lần. Bát tự nhờ có những bảng trị số của Hà đồ Lạc thư, nên cũng kinh tế hóa, chuyển ra Tổng  số Âm Dương là lần thứ hai.  

Tổng số ví như người đã giàu có. Phú rồi tự nhiên nghĩ đến quý là lẽ thường  tình. Cũng phải có “Danh gì với núi sông”, chứ chỉ nhiều tiền lắm của không thôi thì  cũng chẳng thú. Vì vậy Tổng số lại muốn chuyển hình ra Quẻ dịch để vui với chữ nghĩa của Thánh hiền. Như thế là chuyển hình lần thứ ba, khác nào “Vũ môn tam cấp  lãng”, vượt cửa Vũ Môn, cá sẽ hóa Rồng. Biện pháp chuyển hình cũng đòi hỏi nhiều  đợt kế toán, nhưng tin rằng, một khi đã thông cảm được mọi nguyên tắc thì rùa thủ túc cũng sẽ biết phi, nhanh như ngựa thần.  

ĐỢT 1  

Đem Tổng số trở về với 9 số hàng đơn của quẻ.  

Lý do: 8 quẻ Lạc thư chỉ có số hàng đơn từ 1 đến 9, nên tổng số căn bản tối đa  của trời (dương) chỉ có 25.  

Vì: 1 + 3 + 5 + 7 + 9 là 25.  

Tổng số căn bản tối đa của Đất (Âm) chỉ có 30.  

Vì : 2 + 4 + 6 + 8 + 10 là 30.  

Thế mà Tổng số Âm và Dương do Bát tự chuyển ra, nhờ sự ngẫu nhiên sinh  thành, đã đi tới những con số kếch xù lớn hơn 10, nhiều khi lớn hơn cả Tổng số căn  bản của trời đất là 25 và 30.  

Không thể để lộng hành thế được. Phải có biện pháp gì để kéo mọi Tổng số hay  số sai biệt lớn về với 9 số hàng đơn được coi như mức độ hợp lý không nên quá. Đó  cũng là một cách giúp cho Tổng số được phản bản hoàn nguyên vậy. Thì đây biện  pháp truy hồi Tổng số. Có nhiều trường hợp:  

a). Tổng số Dương lớn hơn 25 thì bớt 25 đi, mà chỉ được phép bớt một lần 25  thôi, còn lại là số sai biệt (hiệu số).  

Ví dụ: 29 – 25 còn lại 4.  

 51 – 25 còn lại 26  

b). Tổng số Âm lớn hơn 30: thi bớt 30 đi, mà chỉ được phép bớt 1 lần 30 thôi,  còn lại là số sai biệt (hiệu số).  

Ví dụ: 38 – 30 còn lại 8  

 42 – 30 còn lại 12.  

c). Những số sai biệt Dương hay Âm từ 10 trở lên gọi là số Sai biệt lớn, đem bớt  những hàng chục đi, còn lại là số sai biệt nhỏ.  

Ví dụ trên: 26 – 20 còn lại 6  

 12 – 10 còn lại 2.

d). Những số sai biệt lớn bằng 10 hay bội số 10 (như 20, 30, 40.v.v...) (1) trên  nguyên tắc đều bị bớt hết không còn gì. Nhưng để tránh cho số sai biệt nhỏ khỏi bị số không (0) nó sẽ tiêu hủy cả con toán, nên đặc biệt giữ lại con số có nghĩa (2) của  hàng chục đã bị bớt.  

Ví dụ: đáng lẽ 20 – 20 còn lại số 0 thì được đặc ân giữ lại. Con số 2 (là số có  nghĩa của 2 chục).  

Đáng lẽ 40 – 40 còn lại 0 thì được đặc ân giữ lại con số 4 (là số có nghĩa của 4  chục).  

Vì vậy mà xảy ra sự tị nạnh với trường hợp đặc ân trên là 20 giữ lại 2 thì cũng  như 22 trừ 20 còn lại 2.  

40 giữ lại 4 thì cũng như 44 – 40 còn lại 4.  

e). Tổng số Dương bằng 25 hay nhỏ hơn 25, thì theo trường hợp C ở trên (bớt  những hàng chục đi).  

Ví dụ: 25 – 20 còn lại 5  

 19 – 10 còn lại 9.  

g). Tổng số Âm bằng 30 thì theo trường hợp d) ở trên.  

Ví dụ: 30 giữ lại 3.  

Tổng số Âm nhỏ hơn 30 thì cũng theo trường hợp c) ở trên.  

Ví dụ: 28 – 20 còn lại 8.  

h). Trường hợp phức tạp bao gồm nhiều trường hợp trên.  

Ví dụ Dương: 51 trừ 25 còn lại 26 (theo a).  

 26 – 20 còn lại 6 (theo c).  

Ví dụ Âm: 60 – 30 còn lại 30 (theo b).  

 30 giữ lại 3 (theo d).  

Lưu ý 10: Những trường hợp trên này phải xem rất kỹ và thực tập nhiều thì mới  nhớ được. Nếu tính sai những trường hợp trên, thì công thức Hà Lac của mỗi tuổi sẽ đều sai hết.  

Đoạn này sách Hà Lạc chỉ dạy sơ qua. Nhờ kinh nghiệm của Thầy Truyền nên  mới có sự phân tích ra nhiều trường hợp như trên. Tuy nhiên, soạn giả sẽ vô cùng  cảm ơn nếu có sự phân tích nào hay hơn do học giả bốn phương chỉ bảo:  

ÁP DỤNG  

Ví dụ 1: Tuổi Âm Nữ Kỷ Sửu (trang 36 và 37)  

Tổng số Dương: 28. 28 – 25 : sai biệt Dương là 3  

16 46. 46 30 : − − sai biệt Âm là 6.  

Tổng số Âm: 16 10 

Ví dụ 2: Tuổi Âm Nam Đinh Dậu (trang 36).  

Tổng số Âm 38. 38 sai biệt Âm là 8  

14 39. 39 25 : − − sai biệt Dương là 4.  

Tổng số Dương 14 10 

Hai tổng số đã bị bớt lần để trở thành những số hàng Đơn gọi là số sai biệt Âm  và sai biệt Dương sẵn sàng chuyển hình ra Quẻ.  

Đợt 2: Số sai biệt chuyển hình ra quẻ.  

- Chỉ cần nhớ bảng 10 Can phối Quẻ với những số của Quẻ thì chuyển được  ngay.  

Ví dụ trên  

Sai biệt Dương 3 là Chấn  

Sai biệt Âm 6 là Kiền  

Sai biệt Âm 8 là Cấn  

Sai biệt Dương 4 là Tốn.

Đến đây mới tạm biết tên Quẻ một cách đơn sơ thế thôi. Bao giờ xem qua mấy  Chương sau thì sẽ biết được hơn như:  

Quẻ Chấn trên, Kiền dưới, là quẻ Lôi Thiên Đại Tráng.  

Quẻ Cấn trên, Tốn dưới, là quẻ Sơn Phong Cổ.  

Lưu ý 10: (Rất quan trọng)  

Trên Lạc Thư, số 5 đứng giữa một mình, không đi với quẻ nào.  

Vậy khi tính Tổng số thấy 5 thì chuyển ra quẻ gì?  

Lại phải thuộc luật Tam Nguyên như sau:  

Sanh vào Thượng nguyên thì bất luận Âm Dương.  

Cứ Nam là Cấn, nữ là Khôn.  

Sanh vào Hạ nguyên thì bất luận Âm Dương.  

Cứ Nam là Ly, Nữ là Đoài.  

Sanh vào Trung Nguyên thì  

Dương Nam Âm Nữ là Cấn.  

Dương Nữ Âm Nam là Khôn.  

Nhưng phải biết Tam Nguyên là gì đã? Đó là danh từ của nhà lý số.  Mỗi chu kỳ 60 năm Hoa Giáp (tức Lục Thập Hoa Giáp) gọi là một nguyên. Cứ 3  chu kỳ Hoa Giáp đi với nhau làm thành 1 chu kỳ lớn gọi la Tam Nguyên, gồm 60 x 3 là  180 năm.  

Trong mỗi chu kỳ Tam nguyên, thì chu ky Hoa giáp đầu gọi là Thượng nguyên,  chu kỳ hoa giáp thứ hai gọi là Trung nguyên, và chu kỳ Hoa Giáp thứ ba gọi là Hạ nguyên.  

Theo sách Hà Lạc Lý số (1) của Trần Hy Di Tiên sinh thì:  

- Từ đời Đồng Trị thứ 3 nhà Thanh tức là năm Giáp Tý 1864 đến năm Dân Quốc  thứ 12 tức Quý Hợi 1923 thì kể là: Thượng nguyên.  

- Từ năm Dân quốc thứ 13 tức Giáp Tý 1924 đến năm Dân quốc thứ 72 Quý Hợi  1983 kể là Trung nguyên.  

- Từ năm Dân quốc thứ 73 tức Giáp Tý 1984 đến năm Dân Quốc thứ 132 Quý  Hợi 2043 kể là Hạ Nguyên.  

TÓM TẮT  

Thượng Nguyên 1864 – 1923 là 60 năm (Giáp Tý – Quý Hợi).  

Trung Nguyên 1924 đến 1983 là 60 năm (Giáp Tý – Quý Hợi).  

Hạ Nguyên 1984 đến 2043 là 60 năm (Giáp Tý – Quý Hợi).  

Tam Nguyên 180 năm.  

Hóa công, Thiên nguyên khí, Địa nguyên khí  

Ba danh từ này có vẻ siêu hình, do tháng sanh và Can Chi năm sanh mà ra,  nhưng đứng riêng như 3 vị Phúc Thần, và nếu ai may được thấy hiện lên trên quẻ số của mình thì thật là vinh dự.  

a). Cách tìm Hóa công: Chỉ có 4 Hóa công theo 4 mùa.  

- Sanh sau Đông Chí trước Xuân Phân, Hóa công là Khảm.  

- Sanh sau Xuân Phân trước Hạ Chí, Hóa công là Chấn.  

- Sanh sau Hạ Chí trước Thu Phân, Hóa công là Ly.  

- Sanh sau Thu Phân trước Đông Chí, Hóa công là Đoài.  

Hóa công chỉ liên hệ với tháng, chứ không liên hệ gì với năm với ngày, với giờ sanh cả. Như một người sanh sau Đông Chí, hành Thủy dương vượng, vậy Hóa công  là Khảm quản trị đến trước Xuân Phân 1 ngày mới hết nhiệm kỳ. Nếu số người ấy,  quẻ Tiên Thiên hay Hậu Thiên có Khảm, ấy là số có Hóa công.  

Nếu không có Khảm là số không có Hóa công. Suy ra các tuổi khác cũng thế.  Hóa công chuyên chủ về đường danh dự. Gặp Hóa công thì hoặc đỗ đạt, hoặc  được hưởng ân lộc. Nữ mệnh thì hiền lương đáng làm Mẫu nghi.

b). Cách tìm Thiên nguyên khí, Địa nguyên khí:  

Xem Can Chi của năm sanh.  

- Giáp, Nhâm, Tuất, Hợi thuộc Kiền là Thiên.  

- Ất, Quý, Mùi, Thân thuộc Khôn là Địa.  

- Bính, Sửu, Dần thuộc Cấn là Sơn.  

- Đinh, Dậu thuộc Đoài là Trạch.  

- Mậu, Tý thuộc Khảm là Thủy.  

- Kỷ, Ngọ thuộc Ly là Hỏa.  

- Canh, Mão thuộc Chấn là Lôi  

- Tân, Tỵ thuộc Tốn là Phong.  

Phàm Nguyên Khí chỉ liên hệ với Can Chi năm sanh thôi, chứ tháng, ngày, giờ sanh không ăn nhằm gì cả.  

Ví dụ: Tuổi Giáp Tuất hoặc Nhâm Tuất mà được quẻ Thiên trách lý, thế là tuổi ấy  có đủ cả Thiên nguyên khí và Địa nguyên khí vì rằng Giáp, Nhâm và Tuất đều thuộc  Kiền là Thiên. Nếu là tuổi Ất Hợi thì chỉ có địa nguyên khí vì Hợi cũng thuộc Kiền là  Thiên còn Ất thì không.  

Thiên nguyên khí và Địa nguyên khí chủ về cách phú quý, danh dự nên còn gọi  là Quan lộc tinh hay Cáo mệnh tinh, bất luận nam, nữ mà gặp được thì đều cát khánh,  nếu tuổi được cả nạp âm nữa thì càng tốt thêm.  

TÓM LƯỢC

Từ Bát Tự đến số quẻ Hà Lạc  

I). Bát tự chuyển hình ra số Hà Lạc: Cần nhớ 2 bảng trị số Can và trị số Chi, căn  cứ trên Hà Đồ của Long Mã và Lạc Thư của Trần Quy.  

Nhờ sự trung gian của Ngũ hành trong Hà đồ thì mới đổi Chi được ra số.  Nhờ sự trung gian của 8 quẻ (Bát quái) trong Lạc thư và Bảng 10 Can phối quẻ (nạp Giáp) thì mới đổi Can được ra số.  

II). Tìm Tổng số Âm và Tổng số Dương: Can Chi có tất cả 12 con số, vậy phải  sắp xếp ra số Âm số Dương để cộng và tìm ra 2 Tổng số.  

III). Tổng số chuyển hình ra quẻ: đó là công việc hoán chuyển tuần hoàn.  Can Chi → ra Quẻ → ra Số 

Tổng số → ra Quẻ  

Phải chuyển ra quẻ thì mới tìm thấy nghĩa lý, còn để nguyên những con Số, thì  không biết được gì.  

Thế là cái vòng chuyển hình từ Can Chi ra số Hà lạc, từ số Hà Lạc ra quẻ Dịch  đã hoàn thành vậy.  

IV). Tìm Hóa công, Thiên nguyên khí và Địa nguyên khí  

- Hóa công theo tháng sanh, còn Thiên địa nguyên khí theo Can chi năm sanh.  

THỰC TẬP  

Chuyển hình những Bát tự của mỗi tuổi sau đây ra số Hà Lạc rồi lại chuyển số ra  quẻ Dịch. Làm xong đâu đấy rồi hãy xem giải đáp để kiểm soát.  

  1. Năm Quý Sửu (Âm nam) Tháng Nhâm Tuất  

 Ngày 24 Đinh Sửu Giờ Ất Tỵ.  

  1. Năm Đinh Tỵ (Âm nữ) Tháng Nhâm Dần  

 Ngày 2 Bính Thân Giờ Mậu Tuất  

  1. Năm Canh Dần (Dương nữ) Tháng Mậu Tý  

 Ngày 5 Nhâm Ngọ Giờ Kỷ Dậu  

  1. Năm Bính Tý (Dương nam) Tháng Quý Tỵ 

 Ngày 4 Bính Ngọ Giờ Tân Mão  

  1. Năm Canh Thìn (Dương nam) Tháng Đinh Hợi

 Ngày 20 Bính Thìn Giờ Kỷ Hợi.  

Giải đáp:  

1/. Quý 2 Sửu 5.10 Âm Nam   Nhâm 6 Tuất 5.10 Hóa công: Đoài   Đinh 7 Sửu 5.10 T-N-K: Khôn (Không)   Ất 2 Tỵ 2.7 Đ-N-K: Cấn (Không)  Tổng số Âm: 2 + 6 + 2 + 10 + 10 + 10 + 2 là 42  Tổng số Dương: 7 + 5 + 5 + 5 + 7 là 29  42 – 30 còn lại 12; 12 – 10 còn lại 2 là Khôn (Địa)  29 – 25 còn lại 4 là Tốn (Phong).

Quẻ Địa Phong Thăng  

2). Đinh 7 Tỵ 2.7 Âm Nữ 

 Nhâm 6 Dần 3.8 Hóa Công Khảm   Bính 8 Thân 4.9 T.N.K: Đoài (có)   Mậu 1 Tuất 5.10 Đ.N.K: Tốn (không)  T-S-DƯƠNG: 7 + 1 + 7 + 3 + 9 + 5 là 32 T-S-Â : 6 + 8 + 2 + 8 + 4 + 10 là 38 

32 – 25 còn lại 7 là Đoài (Trạch)  

38 – 30 còn lại 8 là Cấn (Sơn)  

 Quẻ Trạch Sơn Hàm  

3). Canh 3 Dần 3.8 Dương Nữ  Mậu 1 Tý 1.6 Hóa Công: Đoài   Nhâm 6 Ngọ 2.7 T-N-K: Chấn (không)   Kỷ 9 Dậu 4.9 Đ.N.K: Cấn (có)  T.S. : 6 + 8 + 6 + 2 + 4 là 26 

T.S.DƯƠNG: 3 + 1 + 9 + 3 + 1 + 7 + 9 là 33 26 – 20 còn lại 6 là Kiền (Thiên)  

33 – 25 còn lại là 8 Cấn (Sơn)  

 Quẻ Thiên Sơn Độn  

4). Bính 8 Tý 1.6 Dương Nam   Quý 2 Tỵ 2.7 Hóa Công: Chấn   Bính 8 Ngọ 2.7 T.N.K: Cấn (Có)   Tân 4 Mão 3.8 Đ.N.K: Khảm (Có)  T.S.DƯƠNG: 1 + 7 + 7 + 3 là 18  T.S. : 8 + 2 + 8 + 4 + 6 + 2 + 2 + 8 là 40  18 – 10 còn lại 8 là Cấn (Sơn)  

40 – 30 còn lại 10 giữ lại 1 là Khảm (Thủy).  

Quẻ Sơn Thủy Mông  

5). Canh 3 Thìn 5.10 Dương Nam   Đinh 7 Hợi 1.6 Hóa công: Đoài   Bính 8 Thìn 5.10 T.N.K: Chấn (Không)   Kỷ 9 Hợi 1.6 Đ.N.K: Tốn (Không)  T.S.DƯƠNG: 3 + 7 + 9 + 5 + 1 + 5 + 1 là 31  T.S. : 8 + 10 + 6 + 10 + 6 là 40.  

31 – 25 còn lại 6 là Kiền (Thiên)  

40 – 30 còn lại 10 giữ lại 1 là Khảm (Thủy)  

Quẻ Thiên Thủy Tụng 

Bài viết cùng chủ đề

Quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân (Quẻ số 13 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân (Quẻ số 13 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 13 Quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Trong Phong thuỷ học “Huyệt” và “Điểm huyệt” là gì? Điều kiện của huyệt kết là gì? Cách tìm được một huyệt kết?

Trong Phong thuỷ học “Huyệt” và “Điểm huyệt” là gì? Điều kiện của huyệt kết là gì? Cách tìm được một huyệt kết?

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Huyệt trong Phong thủy nhà đất là gì? “Điểm huyệt” là gì? Hình dạng và ý nghĩa của các Huyệt