Bài ca “Thập phú”, “Thập quý”, “Thập bần”, “Thập tiện” giúp chọn được vị trí đất tốt trong Phong Thủy Học

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 13 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 10/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Địa hình như thế nào là Thập phú, Thập quý, Thập bần, Thập tiện trong Phong Thủy Học 2024

“Thập phú”, “Thập quý”, “Thập bần”, “Thập tiện” là 4 bài ca của các nhà phong thủy học để hình dung 10 kiểu địa hình tương ứng với phú quý bần tiện trong phong thủy. Trong đó, thập phú là 10 kiểu địa hình đẹp lý tưởng mang lại sự giàu có, thập quý là 10 kiểu đất đẹp có thể kết được huyệt quý, thập bần là 10 kiểu đất xấu dữ không mang lại lợi lộc cho chủ nhân, thập tiện là 10 kiểu đất không có khí kết tụ tốt lành. 

Địa hình như thế nào được gọi là “Thập phú”? 

“Thập phú” là một trong mười lời ca của nhà phong thuỷ để hình dung ra mười kiểu địa hình đẹp của long, sa, thuỷ, huyệt, cho rằng đất đó không chỉ lí tưởng để chôn táng lăng mộ mà còn làm giàu có. Lời ca như sau:

Một phú minh đường cao to,

hai phú khách chủ đón nhận nhau,

ba phú có long có hổ,

bốn phú có Chu Tước như chuông treo,

năm phú năm hướng núi thanh tú,

sáu phú bốn dòng nước chầu về,

bảy phú chân núi liền chân núi,

tám phú các núi ngọn tròn đầy,

chín phú long cao bao bọc hổ,

mười phú thuỷ khẩu kín như bình. 

Minh đường cao to rộng rãi, các dòng chảy chầu về như vua ngồi cao, các quan chầu lạy, có khí tượng tôn nghiêm; khách chủ đưa đón nhau, như chủ khách mời chào, long hộ vệ đón rước chân long nhập huyệt; có long có hổ là trái có Thanh Long phải có Bạch Hổ thần phục hộ vệ mà không cao ngạo chống đối; Chu Tước chuông treo là núi phía trước gọi là Chu Tước có dáng như chuông treo linh động không thiên lệch; năm hướng núi thanh tú là chỉ núi từ phát mạch đến kết huyệt tinh phong gồm các núi thái tổ, thái tông, thiếu tổ, thiếu tông, phụ mẫu đều thanh tú; bốn dòng chầu về là các dòng nước đều hướng về minh đường; núi liền núi là chân núi kề chân núi bao bọc lấy huyệt; ngọn núi tròn đầy là vẻ đẹp đầy đặn, không dốc quá không chênh vênh, lệch lạc; long cao bao bọc hổ là bên trái cao hơn bên phải; thuỷ khẩu kín như bình là các dòng nước tầng tầng bao bọc kín khít. 

“Thập quý” là chỉ địa hình như thế nào? 

Thập quý là một trong mười câu quyết trong chín lời ca. Nhà phong thuỷ lấy lời ca này để chỉ ra những liên quan đến long huyệt sa thuỷ của mười kiểu đất đẹp có thể kết được huyệt quý. Lời ca như sau: 

Một quý Thanh Long song song với nhau; 

Hai quý Long Hổ nổi cao lên; 

Ba quý Hằng nga luôn thanh tú, 

Bốn quý trống cờ bày đầy đủ; 

Năm quý bút mực luôn sẵn sàng; 

Sáu quý quan hiệu như chuông treo; 

Bảy quý Bạch Hổ mọc tròn đầy; 

Tám quý Thanh Long như ngọn bút ; 

Chín quý bình phong như ngựa phi; 

Mười quý thuỷ khẩu bọc trùng trùng. 

  1. Một quý Thanh Long song song với nhau là nói long luôn có hổ đi theo hỗ trợ 
  2. Hai quý Long Hổ nổi cao lên là nói hình thế hùng tráng lực lượng mạnh; 
  3. Ba quý Hằng nga luôn thanh tú là chủ sơn thanh tú đẹp đẽ sáng sủa; 
  4. Bốn quý trống cờ bày đầy đủ chỉ các triền núi vòng quanh đầy đăn; 
  5. Năm quý bút mực luôn sẵn sàng là chỉ các ngọn núi triều và án (che trước đỡ sau) dàn ra như hình cái giá bút; 
  6. Sáu quý quan hiệu như chuông treo chỉ bộ phận tinh phong của huyệt như hình cái chuông treo hay như cái nồi úp xuống 
  7. Bảy quý Bạch Hổ mọc tròn đầy tức là núi bên phải cao nhuận thuần hoà; 
  8. Tám quý Thanh Long như ngọn bút là chỉ núi bên trái cao nở  nang
  9. Chín quý bình phong như ngựa phi chỉ núi Huyền Vũ ở phía sau huyệt ngay ngắn cao to; 
  10. Mười quý thuỷ khẩu bọc trùng trùng các vòng đai bảo vệ kín khít chặt chẽ. 

[Hình]

Một cảnh quan khuôn viên lí tưởng “dựa vào núi rừng thông với sông hồ” tức là yêu cầu phải có sơn hoặc thuỷ, như trong phong thuỷ học nói: nơi người ta ở nên chọn chỗ núi sông rộng rãi, thế mạch khí to lớn quan hệ rất nhiều đến hoạ phúc.

“Thập bần” là chỉ địa hình như thế nào? 

Thập bần là một trong mười câu quyết trong chín lời ca. Nhà phong thuỷ lấy lời ca này để chỉ ra những liên quan đến long huyệt sa thuỷ của 10 kiểu đất xấu dữ khi an táng vào phát sinh không lợi: 

Một bần thuỷ khẩu bỏ không khóa; 

Hai bần thuỷ lạc vào không vong; 

Ba bần cửa thành bị rò rỉ; 

Bốn bần dòng nước trôi xuôi; 

Năm bần sau lưng gió thốc; 

Sáu bần mọi dòng nước vô tình; 

Bảy bần nước dội chốn thiên tâm; 

Tám bần nước bật cười khúc khích; 

Chín bần bốn phía chẳng ai nhìn 

Mười bần một rồng nhìn ngơ ngác. 

  1. Một bần thuỷ khẩu bỏ không khoá là chỉ khí không ngưng tụ được mà tán đi theo dòng nước; 
  2. Hai bần thuỷ lạc vào không vong là nơi thuỷ khẩu các dòng nước đều chảy tản mạn sinh khí lọt đi hết; 
  3. Ba bần cửa thành bị rò rỉ là khuôn viên huyệt không kín, thuỷ khẩu không phối hợp với môn sơn, hoa biểu sơn la thành cầm thú để che chắn, nếu có dòng nước chảy vòng quanh bao bọc lại sẽ chuyển hung thành cát; 
  4. Bốn bần dòng nước trôi xuôi không có thể chứa giữ tích tụ; 
  5. Năm bần sau lưng gió thốc là chỉ giữa núi Huyền Vũ có khoảng không hiện ra hình ngói ngửa gió thổi thẳng vào huyệt, khí tán đi theo gió mất; 
  6. Sáu bần mọi dòng nước vô tình là thế nước chảy không ôm bọc, quay lưng lại hướng huyệt. 
  7. Bảy bần nước dội chốn thiên tâm là nơi tam phân tam hợp ở tâm huyệt không có nước đệm, dòng nước hậu thuẫn phía sau chảy xuôi thẳng; 
  8. Tám bần nước bật cười khúc khích là nói dòng nước lạnh chảy qua xối mạnh, thế nước chảy xiết; 
  9. Chín bần bốn phía chẳng ai nhìn là thế núi không bao vây, thể nước không bảo vệ; 
  10. Mười bần một rồng nhìn ngơ ngác là ý nói thể trơ trọi, không có sơn thuỷ che đỡ, chỉ nên làm chốn đền miếu 

“Thập tiện” trong Phong thuỷ học chỉ cái gì ? 

Thập tiện là một trong mười câu quyết trong chín lời ca. Nhà phong thuỷ lấy lời ca này để chỉ ra những liên quan đến long huyệt sa thuỷ của mười kiểu đất xấu dữ, không có khí kết tụ an táng vào không tốt lành. Nội dung như sau : 

Một tiện tám gió thổi vào huyệt, 

Hai tiện Chu Tước tiêu mòn, 

Ba tiện Thanh Long bay đi, 

Bốn tiện thuỷ khẩu chia dòng, 

Năm tiện đầu cánh rã rời, 

Sáu tiện trước sau trống trải, 

Bảy tiện sơn thuỷ chia ly, 

Tám tiện phải trái trống không, 

Chín tiện gò núi tan hoang, 

Mười tiện có chủ không khách. 

  1. Một tiện tám gió thổi vào huyệt là tường thành trống trải, tám hướng gió đều thổi thẳng vào huyệt làm tan hết sinh khí, 
  2. Hai tiện Chu Tước tiêu mòn là Chu Tước ở trước huyệt không triều vào; 
  3. Ba tiện Thanh Long bay đi là nói Thanh Long không quỳ phục trước huyệt; 
  4. Bốn tiện thuỷ khẩu chia dòng là vì đó là đất không vong; 
  5. Năm tiện đầu cánh rã rời là tứ ứng hình thể không chụm vào huyệt; 
  6. Sáu tiện trước sau trống trải, Huyền Vũ, Chu Tước không hoàn chỉnh, gió thổi xuyên qua không vướng ngại; 
  7. Bảy tiện sơn thuỷ chia ly là nói sơn thuỷ không thành hình thể không bao bọc huyệt; 
  8. Tám tiện phải trái trống không chỉ Thanh Long Bạch Hổ không toàn diện; 
  9. Chín tiện gò núi tan hoang hình thế không thành cục diện; 
  10. Mười tiện có chủ không khách chỉ long mạch cô độc, không có tuỳ tùng, huyệt không thành quách trong ngoài bảo vệ.

Bài viết liên quan

Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế (Quẻ số 64 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế (Quẻ số 64 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 64 Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Nguyên Tắc Cơ Bản Để Duy Trì Một Mối Quan Hệ Giao Tiếp Tốt Đẹp

Nguyên Tắc Cơ Bản Để Duy Trì Một Mối Quan Hệ Giao Tiếp Tốt Đẹp

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Nguyên tắc cơ bản để duy trì một mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp chi tiết nhất. Những nguyên nhân khiến cho một mối quan hệ tồi tệ? Các để hiểu mình hiểu người trong giao tiếp?

Cải Vận Cho Người Sinh Vào Mùa Thu Mệnh Khuyết Mộc

Cải Vận Cho Người Sinh Vào Mùa Thu Mệnh Khuyết Mộc

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

MÙA THU - MỆNH KHUYẾT MỘC (Những người sinh từ ngày 8 tháng 8 đến ngày 7 tháng 11 dương lịch)