“Tứ linh” trong Phong thuỷ học là gì? Ý nghĩa của Tứ linh trong Phong Thủy nhà đất

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 16 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 10/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

"Tứ linh” trong Phong thuỷ nhà đất năm 2024: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ

Trong phong thuỷ học, tứ linh là một khái niệm rất quan trọng và phổ biến. Nó được sử dụng để chỉ bốn hệ thống sao khác nhau trong bản đồ của các ngôi sao trong các tháng trong năm. Hãy cùng tìm hiểu thêm về tứ linh để các định các phần đất đại cát đại lợi theo phong thủy trong bài viết này nhé!

 

“Tứ linh” trong Phong thuỷ học là gì? 

Tứ linh là chỉ bốn loài thú xuất phát từ khái niệm thiên văn học, đó là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ. 

Quách Phác gọi đó là bốn thế: “Đất có bốn thế, khí từ tám phương nên khi chọn một huyệt nên xem Thanh Long ở trái, Bạch Hổ ở phải, Chu Tước ở trước, Huyền Vũ ở sau”. Tứ linh cũng chỉ địa hình của nhà ở. 

Nhà phong thuỷ cho rằng Tứ linh là bẩm thụ khí của bốn phương mà sinh ra, nếu hoà hợp, thuần phục là đại cát chủ con cháu vinh hoa. Liêu Hy Ung nói: “Bốn loài thú nên vun đỡ vào huyệt, không coi thường chủ là làm tốt nhiệm vụ bảo vệ huyệt”. 

Yêu cầu cụ thể với Tứ linh trong Phong thuỷ là: 

  • Hình dáng thanh tú: núi có cây cối tốt tươi, nước trong xanh ngưng đọng, chảy quanh co. Bốn yếu tố lại phải hài hoà phối hợp nhau: Long phải cao, phải ôm khít, sơn thuỷ hữu tình mới có thể tàng phong, tụ khí được. 
  • Bố cục sinh động thuần hoà, không có những yếu tố chống nhau, Quách Phác nói: “Huyền Vũ cúi đầu, Chu Tước múa lượn, Thanh Long uốn khúc, Bạch Hổ thuần phục”, nói tóm lại là Tứ linh phải hợp cách cùng điều hòa, cân đối, hoàn chỉnh mới đem lại phúc lộc. Ngược lại là tạo nên hung ương, tai hoạ. 

“Thanh Long” trong Phong thuỷ học là gì? 

Thanh Long vốn là tên bảy vì sao ở phương Đông: Dốc, Cang, Thị, Phòng, Tâm, Vĩ và Kỳ.

Sách Lễ Ký viết: “Bên trái có Thanh Long bên phải có Bạch Hổ là để chỉ đội ngũ trong thế trận quân đội. Nhà phong thủy dùng để chỉ hình the núi sông. Thanh Long cũng để chỉ địa hình dòng chảy bên trái nhà ở. “Nếu nhà ở có dòng nước chảy ở bên trái, đó là Thanh Long”. 

[Hình]

Thanh Long 

Thanh Long kỵ chủ là gì? 

Sách “Táng Kinh” viết: “Bạch Hổ thuần phục” chú thích là: “Rồng nằm yên không kinh sợ là điềm lành”. 

Sách “Hai mươi tám điều quan trọng” nói: “Rồng cần ngủ yên, hổ cần chầu vào”. Có ý nghĩa là Thanh Long kỵ chủ là đại hung.

Núi Thanh Long nếu cao nổi, quật cường không có thể mạch núi bình ổn không có hình chân rết nâng đỡ gọi là rồng xanh không chân cũng là không tốt. Sách “Tam Quốc Chí - Quản Lộ truyện” viết: “Thầy thuật số nổi tiếng là Quản Lộ, khi đi qua mộ của Vô Khâu Kiệm thấy rõ cách cục Thanh Long không long không chân liền đoán là đời con cháu sẽ bị hoạ diệt tộc, hai năm sau quả nhiên ứng nghiệm đúng như vậy.” 

Trong Phong thuỷ học “Bạch Hổ” là gì? 

Bạch Hổ vốn là bảy vì sao phương Tây: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Hoa, Cù và Tử. Sách “Lễ ký” viết: “Nam trước, Bắc sau, trái Đông, phải Tây. Chu Tước, Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, đó là sao bốn hướng”. 

Thuật phong thuỷ dùng tên Bạch Hổ để chỉ phần đất bên phải huyệt cũng là để chỉ con đường bên phải của nhà ở. Sách: “Dương Trạch Thập thư viết: “Với nhà ở, đường đi ở bên phải gọi là Bạch Hổ. 

[Hình]

Bạch Hổ

Nhà phong thuỷ cho rằng: Bạch Hổ nên thấp xuống, hình thế nên nhường nhịn Thanh Long, hài hoà phối hợp với Thanh Long để vỗ về sinh khí tụ vào minh đường. Sách “Minh Đường” viết: “Bạch Hổ cong cong tròn như cái vành”. Cụ thể hình thể là: hơi thấp, bè ra, đầu cao đuôi thấp nếu có chỗ khuyết, gãy đoạn thì là huyệt đem lại tai hoạ, hung ương. Nói như vậy vai trò của Bạch Hổ với huyệt cũng như hộ vệ nếu trung thành tận tuỵ là tốt, nếu phản nghịch âm mưu là bất lợi cho chử”. Đó cũng là một trong mười điều không thể táng đã nói: “Điều thứ mười không nên táng là Long Hổ nhọn đầu”, sách “Mười điều làm nên giàu có” thì nói: “Ba giàu là long hàng, hổ phục”. “Mười điều quý” thì nói: “Bảy quý Bạch Hổ tròn đầy”. 

Nếu bên phải không có Bạch Hổ là đất xấu, chủ cô độc nghèo nàn. 

“Bạch Hổ ngậm thây” là gì? 

Trong sách “Táng Kinh” có viết: “Hổ quỳ gọi là ngậm thây”. 

Chú thích: Núi bên phải thế quỳ đầu ngẩng lên nhìn vào huyệt, như muốn nuốt xác chôn trong mộ. “Bạch Hổ thuần phục... nếu hình thế ngược lại là phá hoại cách cục”. Chú thích: Thuần là tốt lành lương thiện như chủ nuôi chó thuần phục không cắn lại chủ. Phục là cúi đầu quỳ lạy không có gì phản phúc. Sách “Minh Đường Kinh” viết: “...hổ giận dữ, ngẩng đầu không phục là tai hoạ chứa chất ở trong”. 

Địa thế nào được gọi là: “Long Hổ”? 

Long Hổ là chỉ Thanh Long và Bạch Hổ ở hai bên huyệt. Nhà phong thuỷ cho rằng: Long 

Hổ là bảo vệ huyệt. Sách “Táng Kinh”: Khi long mạch dừng ở nơi nào mà phải trái trước sau đều có bao bọc hộ vệ không hài hoà phối hợp thì sẽ đem lại bất lợi. 

Nếu long huyệt ở nơi đất bằng thì nên tìm dấu vết của Long Hổ. Sách “Táng Kinh” viết: Long Hổ là hình thế gò núi như cánh tay nên gọi là ôm bọc bảo vệ. Nếu ở đất bằng không gò núi làm Long Hổ mà có ruộng vườn cao nổi lên gấp khúc thành hình như đôi cánh tay phối hợp hài hoà thì đó là Long Hổ. 

[Hình]

Long Hổ bên ngoài Vai trò của Long Hổ được ghi trong các mục mười điều khẩn yếu: “Mười điều giàu có”, “Mười nơi không nên táng”...Đều có ý nghĩa là: nếu Long Hổ không phối hợp hài hoà thì chủ nhà sẽ gặp điều chẳng lành: gia đình tan nát, con cái ngỗ nghịch. 

Địa hình Long Hổ rất kỵ chia thành hai ngọn núi chủ con gái dâm loạn khó dạy. Cũng rất kỵ cả hai bên đều trống không hoặc khuyết, gãy sẽ không giữ được sinh khí tụ lại. 

Trong Phong thuỷ học “Chu Tước” là gì? 

Chu Tước vốn là bảy vì tinh tú phương Nam: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Đực, Chẩn. Còn gọi là chu ô. Chu là chỉ màu sắc đỏ theo ngũ hành là màu của phương Nam. Nhà phong thủy dùng để chỉ mục thế núi ở phía trước huyệt, cũng để chỉ thế đất ở phía nhà ở. 

Nhà phong thuỷ cho rằng: Chu Tước nếu là thế núi phải ngay ngắn, đẹp đẽ như múa hát hướng vào huyệt. Sách “Táng Thư” nói: “Chu Tước nhảy múa... nếu không nhảy múa sẽ bay đi. Chú thích: “Núi phía trước cao nổi nghiêm trang, sinh động hài hoà chầu vào huyệt”, nếu Chu Tước quay lưng lại trên thẳng dưới xiên không hướng vào huyệt mà như bay đi là nơi đất xấu dữ. 

Chu Tước nếu là hình nước, nước ứng với sinh khí ở trong đất phải quanh co khuất khúc như trăm quan chầu vua. Nếu nghiêng lệch xung đột là đất dữ, điều đó đã có nói rõ trong “Thập tiện”, hai tám điều quan trọng”, “Hai sáu điều đáng sợ”. 

“Chu Tước khóc lóc” là gì? 

Chu Tước khóc lóc là chỉ hình Chu Tước là nước có thế xung đột, chảy xiết. Từ Kế Thiện nói: “Sóng nước ở trước huyệt, yên tĩnh, trong xanh, quanh co khuất khúc là đặc biệt tốt. Nếu chảy xiết, xung đột là đất dung dữ.

Theo “Quản lộ truyện”: Khi đi mua mộ Vô Khâu Kiệm cũng xem thấy có địa hình Chu Tước khóc lóc nên mới phán đoán kết quả hung dữ.

[Hình]

Chu Tước 

“Huyền Vũ” trong Phong thuỷ học là gì? 

Huyền Vũ tượng trưng bảy vì tinh tú phương Bắc: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. Là thần thái âm phương Bắc nên gọi là Huyền, thân có vảy nên gọi là Vũ. Nhà phong thuỷ gọi phần núi phía sau huyệt là Huyền Vũ, núi Huyền Vũ nên thấp và phủ phục thấp dần về phía huyệt nói Huyền Vũ cúi đầu nghĩa là đỉnh núi thấp dần xuôi xuống huyệt, nếu có nước thì lặng không chảy, mới hợp với cách cục huyệt. Trên thực tế yêu cầu của bộ phận Huyền Vũ là: cùng với Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước chầu vào huyệt. Liêu Hy Ung nói: “Sau huyệt có núi nhỏ, phối hợp hài hoà, mới đúng là Huyền Vũ cúi đầu”. Nếu đầu ngước lên, không hài hoà là đất dữ. Nếu huyệt không có Huyền Vũ gọi là gió lùa trước sau, sinh khí không tụ tức là đất theo cách cục thập tiện. 

“Huyền Vũ từ chối xác” là gì? 

Quách Phác nói: “Huyền Vũ không cúi đầu là từ chối xác”. Chú thích: Ngọn núi chính đầu quay ngang không khuất phục như không chịu sự an táng vào huyệt gọi là từ chối xác. 

Huyền Vũ ngang đầu là biểu thị long mạch chưa hết, không phải là đất kết huyệt. Nếu táng vào sẽ không yên lành. Khi long mạch chưa dừng hoặc đã hết thì hình thế của Huyền Vũ ngang ngửa không thuận đó là nơi đất đại hung. Nếu Huyền Vũ đột ngột chuyển khúc hoặc gãy khúc gọi là Huyền Vũ giấu đầu cũng là nơi đất xấu. 

[Hình]

Huyền Vũ

Bài viết cùng chủ đề

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Mùi - Căn Duyên Tiền Định

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Mùi - Căn Duyên Tiền Định

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Mùi - Căn Duyên Tiền Định

Thuật Xem Tướng Chỉ Tay Đường Tình Cảm Chuẩn Xác Nhất

Thuật Xem Tướng Chỉ Tay Đường Tình Cảm Chuẩn Xác Nhất

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Cách xem bói chỉ tay đường tình cảm - Đường tình duyên để biết tính cách, sự hòa hợp của các mối quan hệ và sự bền vững của tình yêu. Phân tích đường tình duyên để biết mẫu người yêu phù hợp.